Bắt giữ tàu bay hiện nay được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Bắt giữ tàu bay hiện nay được quy định như thế nào?
Bắt giữ tàu bay được quy định tại Điều 44 Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006:
- Bắt giữ tàu bay là biện pháp mà Toà án áp dụng đối với tàu bay vì lợi ích của chủ nợ, chủ sở hữu, người thứ ba ở mặt đất bị thiệt hại hoặc những người khác có quyền và lợi ích đối với tàu bay theo quy định tại khoản 2 Điều này, trừ việc bắt giữ tàu bay để thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc quyết định cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc bắt giữ tàu bay có thể áp dụng đối với bất kỳ tàu bay nào của cùng một chủ sở hữu.
- Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu bay hạ cánh quyết định bắt giữ tàu baytheo yêu cầu bằng văn bản của chủ sở hữu hoặc của chủ nợ trong trường hợp tàu bay là tài sản bảo đảm cho khoản nợ của chủ nợ hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của người thứ ba ở mặt đất bị thiệt hại do tàu bay đang bay gây ra hoặc những người có quyền và lợi ích đối với tàu bay theo quy định của Luật này.
- Người yêu cầu bắt giữ tàu bay phải bảo đảm tài chính theo hình thức và giá trị do Toà án ấn định tương đương với thiệt hại có thể gây ra cho tàu bay do việc bắt giữ tàu bay.
- Trong trường hợp tàu bay bị bắt giữ, người vận chuyển, người khai thác tàu bay vẫn phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đã cam kết.
- Việc bắt giữ tàu bay được chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
+ Các khoản nợ đã được thanh toán đầy đủ.
+Đã áp dụng biện pháp bảo đảm thay thế.
+ Người yêu cầu bắt giữ đề nghị thôi bắt giữ.
- Thủ tục bắt giữ tàu bay thực hiện theo quy định của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.