Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam ở đâu? Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam địa chỉ ở đâu?
Nội dung chính
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam ở đâu? Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam địa chỉ ở đâu?
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam được Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng mới trên địa bàn hai phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội từ năm 2019, trên diện tích 386.600m2.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là một trong những bảo tàng quốc gia quan trọng và đứng đầu trong hệ thống Bảo tàng Quân đội. Hiện nay, bảo tàng đang lưu giữ và trưng bày hơn 150.000 tài liệu, hiện vật quý giá, trong đó có nhiều bộ sưu tập độc đáo. Đặc biệt, bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam sở hữu 4 Bảo vật Quốc gia gồm: máy bay MiG-21 số hiệu 4324, máy bay MiG-21 số hiệu 5121, Bản đồ Quyết tâm chiến dịch Hồ Chí Minh và xe tăng T-54B số hiệu 843.
Từ ngày 01/10/2024, bảo tàng chính thức mở cửa tại địa chỉ Km 6+500 Đại Lộ Thăng Long, phường Tây Mỗ, Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Trước đó, bảo tàng cũ nằm tại số 28A đường Điện Biên Phủ, phường Điện Biên, quận Ba Đình, đối diện Công viên Lê-nin, trong khuôn viên Hoàng thành Thăng Long.
Hiện tại, bảo tàng đã hoàn thành giai đoạn 1 và đang tiếp thu ý kiến đóng góp từ các chuyên gia, nhà khoa học để chỉnh lý, hoàn thiện nội dung trưng bày trước khi chính thức mở cửa đón công chúng vào ngày 1/11/2024.
Diện mạo mới của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam gây ấn tượng với kiến trúc hiện đại và quy mô hoành tráng. Khu nhà bảo tàng nổi bật với sân trước rộng rãi và tòa tháp Chiến thắng cao 45m, tạo điểm nhấn biểu tượng cho công trình.
Bảo tàng được xây dựng gồm 4 tầng nổi và 1 tầng trệt, với tổng diện tích xây dựng lên tới 23.198m². Tòa nhà chính có tổng diện tích sàn 64.640m², đạt chiều cao 35,8m, mang đến không gian trưng bày rộng lớn, đáp ứng đầy đủ công năng phục vụ nghiên cứu, tham quan và trải nghiệm lịch sử.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam ở đâu? Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam địa chỉ ở đâu? (Hình từ Internet)
Quy định về tiêu chuẩn xếp hạng bảo tàng như thế nào?
Căn cứ Điều 30 Nghị định 98/2010/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn xếp hạng bảo tàng:
(1) Bảo tàng hạng I phải đạt được các tiêu chuẩn sau đây:
- Có đủ tài liệu, hiện vật trưng bày phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng, trong đó có ít nhất 5 sưu tập tài liệu, hiện vật quý hiếm; từ đủ 90% tổng số tài liệu, hiện vật trở lên đã được kiểm kê khoa học;
- 100% tổng số tài liệu, hiện vật được bảo quản định kỳ, bảo quản phòng ngừa và có thực hành bảo quản trị liệu;
- Có trưng bày thường trực và hằng năm có ít nhất 3 trưng bày chuyên đề; thường xuyên mở cửa trưng bày phục vụ công chúng;
- Có công trình kiến trúc bền vững và hạ tầng kỹ thuật phù hợp, bảo đảm cho việc bảo quản, trưng bày tài liệu, hiện vật quy định tại điểm a điểm b, điểm c khoản 1 Điều 30 Nghị định 98/2010/NĐ-CP và các hoạt động thường xuyên khác của bảo tàng;
- 100% số công chức, viên chức, nhân viên trực tiếp làm chuyên môn có trình độ đại học phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng.
(2) Bảo tàng hạng II phải đạt được các tiêu chuẩn sau đây:
- Có đủ tài liệu, hiện vật trưng bày phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng, trong đó có ít nhất 3 sưu tập tài liệu, hiện vật quý hiếm; từ đủ 80% tổng số tài liệu, hiện vật trở lên đã được kiểm kê khoa học;
- 100% tổng số tài liệu, hiện vật được bảo quản định kỳ và bảo quản phòng ngừa;
- Có trưng bày thường trực và hằng năm có ít nhất 2 trưng bày chuyên đề; thường xuyên mở cửa trưng bày phục vụ công chúng;
- Có công trình kiến trúc bền vững và hạ tầng kỹ thuật phù hợp, bảo đảm cho việc bảo quản, trưng bày tài liệu, hiện vật quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 30 Nghị định 98/2010/NĐ-CP và các hoạt động thường xuyên khác của bảo tàng;
- Từ đủ 80% số công chức, viên chức, nhân viên trực tiếp làm chuyên môn trở lên có trình độ đại học phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng.
(3) Bảo tàng hạng III phải đạt được các tiêu chuẩn sau đây:
- Có đủ tài liệu, hiện vật trưng bày phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng, trong đó có ít nhất 1 sưu tập tài liệu, hiện vật quý hiếm; từ đủ 70% tổng số tài liệu, hiện vật trở lên đã được kiểm kê khoa học;
- 100% tổng số tài liệu, hiện vật được bảo quản định kỳ;
- Có trưng bày thường trực và hằng năm có ít nhất 1 trưng bày chuyên đề; thường xuyên mở cửa trưng bày phục vụ công chúng;
- Có công trình kiến trúc bền vững và hạ tầng kỹ thuật phù hợp, bảo đảm cho việc bảo quản, trưng bày tài liệu, hiện vật quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 3 Điều 30 Nghị định 98/2010/NĐ-CP và các hoạt động thường xuyên khác của bảo tàng;
- Từ đủ 60% số công chức, viên chức, nhân viên trực tiếp làm chuyên môn trở lên có trình độ đại học phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng.