Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của chủ thể nước ngoài tại Việt Nam theo pháp luật quy định là gì?

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của chủ thể nước ngoài tại Việt Nam là gì? Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp bao gồm những đối tượng nào theo quy định?

Nội dung chính

    Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của chủ thể nước ngoài tại Việt Nam theo pháp luật quy định là gì?

    Căn cứ pháp lý: Luật sở hữu trí tuệ 2005

    Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của chủ thể nước ngoài tại Việt Nam là Bảo vệ khỏi sự xâm hại quyền sở hữu công nghiệp của cá nhân, pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam.

    Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp bao gồm:

    - Tổ chức, cá nhân sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp quy định tại Điều 121 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 45 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022), cụ thể:

    + Chủ sở hữu sáng chế, thiết kế bố trí là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng.

    Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp hoặc có kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

    Chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng.

    + Chủ sở hữu tên thương mại là tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên thương mại đó trong hoạt động kinh doanh.

    + Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

    + Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước.

    Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường. Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.

    - Hoặc, tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.
    1