Bản đồ thể hiện phạm vi và mức độ ngập của những vùng bị ngập lụt khi xả lũ, vỡ đập được quy định như thế nào? Các nguyên tắc quản lý an toàn đập thủy điện?
Nội dung chính
Những vùng bị ngập lụt khi xả lũ, vỡ đập xác định là vùng nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 2 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước là tổ chức, cá nhân được giao quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước.
9. Vùng hạ du đập là vùng bị ngập lụt khi hồ xả nước theo quy trình; xả lũ trong tình huống khẩn cấp hoặc vỡ đập.
10. Tình huống khẩn cấp là trường hợp mưa, lũ vượt tần suất thiết kế; động đất vượt tiêu chuẩn thiết kế trên lưu vực hồ chứa nước hoặc tác động khác gây mất an toàn cho đập.
11. Kiểm định an toàn đập là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, đánh giá an toàn của đập, hồ chứa nước và các công trình có liên quan đến hồ chứa nước thông qua đo đạc, quan trắc, thí nghiệm kết hợp với việc tính toán, phân tích.
...
Như vậy, theo quy định thì những vùng bị ngập lụt khi xả lũ hay vỡ đập được xác định là vùng hạ du đập.
Bản đồ thể hiện phạm vi và mức độ ngập của những vùng bị ngập lụt khi xả lũ, vỡ đập được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Bản đồ thể hiện phạm vi và mức độ ngập của những vùng bị ngập lụt khi xả lũ, vỡ đập được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 27 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định về bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập như sau:
- Bản đồ ngập lụt là bản đồ thể hiện phạm vi và mức độ ngập của những vùng bị ngập lụt khi xả lũ, vỡ đập.
- Căn cứ xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập:
+ Đối với hồ chứa nước quan trọng đặc biệt và lớn, bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập được xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành;
+ Đối với hồ chứa nước vừa và nhỏ, bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập được xây dựng trên cơ sở điều tra thực địa.
- Trách nhiệm xây dựng, phê duyệt bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập:
+ Vùng hạ du đập bị ảnh hưởng ngập lụt của một đập, chủ sở hữu đập xây dựng, phê duyệt bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập;
+ Vùng hạ du đập bị ảnh hưởng ngập lụt của nhiều đập trên địa bàn một tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm xây dựng, phê duyệt bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập và chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước có liên quan xây dựng phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp;
+ Vùng hạ du đập bị ảnh hưởng ngập lụt của nhiều đập trên địa bàn 02 tỉnh trở lên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm xây dựng, phê duyệt bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập và chuyển giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa có liên quan xây dựng phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp.
- Bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập phải được xây dựng, phê duyệt chậm nhất sau 03 năm kể từ ngày Nghị định 114/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.
Các nguyên tắc quản lý an toàn đập thủy điện?
Các nguyên tắc quản lý an toàn đập thủy điện được quy định tại Điều 4 Nghị định 114/2018/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc quản lý an toàn đập, hồ chứa nước
1. Bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước là ưu tiên cao nhất trong đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước.
2. Công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa nước phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ đập, hồ chứa nước.
3. Chủ sở hữu đập, hồ chứa nước chịu trách nhiệm về an toàn đập, hồ chứa nước do mình sở hữu.
4. Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước có trách nhiệm quản lý, khai thác, bảo đảm an toàn, phát huy hiệu quả của công trình.
Như vậy, các nguyên tắc quản lý an toàn đập thủy điện bào gồm:
- Bảo đảm an toàn đập thủy điện là ưu tiên cao nhất trong đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác đập thủy điện. Nguyên tắc đầu tiên nhấn mạnh rằng an toàn của đập và hồ chứa nước phải luôn là ưu tiên hàng đầu trong mọi giai đoạn từ đầu tư xây dựng, quản lý đến khai thác. Điều này thể hiện tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn không chỉ để tránh rủi ro cho công trình mà còn bảo vệ môi trường, tài sản và tính mạng con người ở vùng hạ lưu.
- Công tác quản lý an toàn đập thủy điện phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ đập thủy điện. Việc quản lý an toàn đập không chỉ dừng lại ở giai đoạn thiết kế và xây dựng mà còn phải được thực hiện liên tục, thường xuyên trong suốt vòng đời của dự án.
- Chủ sở hữu đập thủy điện chịu trách nhiệm về an toàn đập thủy điện do mình sở hữu. Điều này nghĩa là mọi sự cố xảy ra liên quan đến đập, chủ sở hữu sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý và kinh tế.
- Tổ chức, cá nhân khai thác đập thủy điện có trách nhiệm quản lý, khai thác, bảo đảm an toàn, phát huy hiệu quả của công trình. Điều này yêu cầu sự cân đối giữa việc bảo đảm an toàn và khai thác tối ưu tiềm năng kinh tế của đập.