Kinh phí cưỡng chế di dời chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư được thực hiện như thế nào?

Chuyên viên pháp lý Lê Trần Hương Trà
Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Kinh phí cưỡng chế di dời chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư được thực hiện như thế nào? Quyết định cưỡng chế di dời bao gồm các nội dung nào?

Nội dung chính

    Kinh phí cưỡng chế di dời chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư được thực hiện như thế nào?

    Căn cứ tại khoản 4 Điều 74 Luật Nhà ở 2023, quy định về cưỡng chế di dời chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư như sau:

    Cưỡng chế di dời chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư
    ...
    3. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có nhà chung cư có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cưỡng chế di dời theo quyết định cưỡng chế di dời của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
    4. Kinh phí cưỡng chế di dời được thực hiện như sau:
    a) Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 73 của Luật này thì do ngân sách địa phương chi trả;
    b) Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 73 của Luật này thì được xác định trong tổng mức đầu tư dự án và do chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư chi trả; chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư có trách nhiệm hoàn trả kinh phí cưỡng chế di dời cho cơ quan nhà nước trong trường hợp cơ quan nhà nước đã thực hiện cưỡng chế di dời người dân ra khỏi nhà chung cư phải phá dỡ trước khi lựa chọn được chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.
    Căn cứ điều kiện của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hỗ trợ kinh phí cưỡng chế di dời từ nguồn ngân sách địa phương theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ngân sách nhà nước.

    Như vậy, kinh phí cưỡng chế di dời được thực hiện như sau:

    - Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Nhà ở 2023 này thì do ngân sách địa phương chi trả;

    - Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 73 Luật Nhà ở 2023 thì được xác định trong tổng mức đầu tư dự án và do chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư chi trả; chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư có trách nhiệm hoàn trả kinh phí cưỡng chế di dời cho cơ quan nhà nước trong trường hợp cơ quan nhà nước đã thực hiện cưỡng chế di dời người dân ra khỏi nhà chung cư phải phá dỡ trước khi lựa chọn được chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.

    Căn cứ điều kiện của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hỗ trợ kinh phí cưỡng chế di dời từ nguồn ngân sách địa phương theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ngân sách nhà nước.

    Kinh phí cưỡng chế di dời chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư được thực hiện như thế naò?

    Kinh phí cưỡng chế di dời chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

    Quyết định cưỡng chế di dời bao gồm các nội dung nào?

    Căn cứ tại khoản 2 Điều 74 Luật Nhà ở 2023, quy định về cưỡng chế di dời chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư như sau:

    Cưỡng chế di dời chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư
    1. Quá thời hạn di dời theo quyết định di dời của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư không thực hiện việc di dời thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định cưỡng chế di dời.
    2. Quyết định cưỡng chế di dời bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
    a) Tên và địa chỉ của chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư phải cưỡng chế di dời;
    b) Thời gian thực hiện cưỡng chế di dời;
    c) Địa điểm bố trí chỗ ở tạm thời;
    d) Phương thức cưỡng chế di dời;
    đ) Kinh phí thực hiện cưỡng chế di dời;
    e) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện cưỡng chế di dời
    ....

    Như vậy, quyết định cưỡng chế di dời bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

    - Tên và địa chỉ của chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư phải cưỡng chế di dời;

    - Thời gian thực hiện cưỡng chế di dời;

    - Địa điểm bố trí chỗ ở tạm thời;

    - Phương thức cưỡng chế di dời;

    - Kinh phí thực hiện cưỡng chế di dời;

    - Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện cưỡng chế di dời

    Chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư có trách nhiệm tổ chức phá dỡ nhà chung cư như thế nào?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 75 Luật Nhà ở 2023, quy định về phá dỡ nhà chung cư như sau:

    Theo đó, sau khi hoàn thành việc di dời chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư, chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư có trách nhiệm tổ chức phá dỡ nhà chung cư theo quy định sau đây:

    - Chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư tự thực hiện việc phá dỡ nếu có đủ năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc thuê tổ chức có năng lực về xây dựng để thực hiện việc phá dỡ;

    - Trước khi thực hiện phá dỡ, chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải lập phương án phá dỡ gửi cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh tổ chức thẩm định và phê duyệt. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phương án phá dỡ theo đề nghị của chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thẩm định và phê duyệt phương án phá dỡ theo quy định của pháp luật về xây dựng;

    - Chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư tổ chức thực hiện phá dỡ theo phương án phá dỡ đã được cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phê duyệt.

    22
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ