Bãi biển có bờ biển dài nhất nước Việt Nam thuộc tỉnh nào?
Nội dung chính
Bãi biển có bờ biển dài nhất nước Việt Nam thuộc tỉnh nào?
Bãi biển Trà Cổ, thuộc tỉnh Quảng Ninh, là bãi biển có bờ biển dài nhất nước Việt Nam, nằm tại vị trí địa lý đặc biệt ở cực Đông Bắc của Tổ quốc, nơi giáp ranh giữa Việt Nam và Trung Quốc. Với chiều dài lên đến 17 km và diện tích khoảng 170 ha, bãi biển này tạo nên một dải cát trắng mịn cong hình vành khuyên, kéo dài từ Mũi Gót ở phía Bắc đến Mũi Ngọc ở phía Nam.
Bãi biển Trà Cổ, được biết đến là bãi biển có bờ biển dài nhất nước Việt Nam, không chỉ nổi bật bởi chiều dài ấn tượng mà còn bởi vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ, thơ mộng. Dọc theo chiều dài bãi biển, cát trắng mịn màng hòa quyện cùng màu xanh trong của biển cả, tạo nên một không gian yên bình và trong lành, khác biệt hoàn toàn với sự ồn ào của các bãi biển du lịch khác.
Ngoài cảnh quan tuyệt đẹp, bãi biển có bờ biển dài nhất nước Việt Nam còn mang giá trị văn hóa và địa lý quan trọng. Đây là nơi giao thoa văn hóa độc đáo giữa Việt Nam và Trung Quốc, với sự pha trộn rõ nét trong ẩm thực, phong tục và các hoạt động thương mại. Đây cũng là một điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích khám phá vẻ đẹp vùng biên giới.
Như vậy, bãi biển có bờ biển dài nhất nước Việt Nam là bãi biển Trà Cổ, thuộc tỉnh Quảng Ninh. Ngoài ra, bãi biển Trà Cổ còn là bãi biển duy nhất giáp ranh giữa biên giới Việt Nam và Trung Quốc, được đánh giá là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam.
Bãi biển có bờ biển dài nhất nước Việt Nam thuộc tỉnh nào? (Hình từ Internet)
Những hành vi nào bị nghiêm cấm liên quan đến môi trường biển?
(1) Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015 về những hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến môi trường biển bao gồm:
- Khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo trái quy định của pháp luật.
- Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và công bố.
- Lợi dụng việc điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
- Thực hiện các hoạt động trong hành lang bảo vệ bờ biển quy định tại Điều 24 và trên quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm phải bảo vệ, bảo tồn quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 41 Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015.
- Hủy hoại, làm suy thoái môi trường, hệ sinh thái biển, hải đảo.
- Nhận chìm vật, chất ở vùng biển Việt Nam mà không có giấy phép, trái quy định của pháp luật.
- Cung cấp, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo không đúng quy định của pháp luật.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo.
(2) Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 24 Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015 về các hoạt động bị nghiêm cấm trong hành lang bảo vệ bờ biển:
- Khai thác khoáng sản, trừ trường hợp đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
- Xây dựng mới, mở rộng công trình xây dựng, trừ công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai, sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa và các công trình xây dựng khác phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển quyết định chủ trương đầu tư.
- Xây dựng mới nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải.
- Khoan, đào, đắp trong hành lang bảo vệ bờ biển, trừ hoạt động quy định tại Điều 25 Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015.
- Lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang bảo vệ bờ biển.
- Hoạt động làm sạt lở bờ biển, suy thoái hệ sinh thái vùng bờ, suy giảm giá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên.
(3) Đối với quần đảo, đảo phải bảo vệ, bảo tồn, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 41 Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015 về việc nghiêm cấm các hoạt động sau đây:
- Xây dựng mới công trình xây dựng; lắp đặt thiết bị;
- Tác động làm thay đổi địa hình, địa mạo, chất lượng đất;
- Khai thác, đào đắp, cải tạo đất, đá; khai thác khoáng sản, nước ngầm; mang những thành tạo tự nhiên ra khỏi quần đảo, đảo;
- Khai hoang, chặt cây, xâm hại thảm thực vật; mang thực vật hoang dã ra khỏi quần đảo, đảo;
- Săn bắt, mang động vật ra khỏi quần đảo, đảo; chăn thả gia súc, đưa sinh vật ngoại lai lên quần đảo, đảo;
- Thải hoặc đưa chất thải lên quần đảo, đảo.
(4) Đối với bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm phải bảo vệ, bảo tồn, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 41 Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015, nghiêm cấm các hoạt động sau đây:
- Xây dựng mới công trình xây dựng; lắp đặt thiết bị;
- Tác động làm thay đổi địa hình, địa mạo;
- Khai hoang, khai thác, đào đắp, cải tạo đất, đá; khai thác khoáng sản; mang những thành tạo tự nhiên ra khỏi bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm;
- Thải hoặc đưa chất thải lên bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm.
Việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển bao gồm các nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015 về nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển bao gồm:
- Điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo; tình trạng ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
- Định kỳ quan trắc và đánh giá hiện trạng chất lượng nước, trầm tích, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo.
- Điều tra, đánh giá sức chịu tải môi trường của các khu vực biển, hải đảo ở vùng rủi ro ô nhiễm cao hoặc rất cao; công bố các khu vực biển, hải đảo không còn khả năng tiếp nhận chất thải.
- Phòng ngừa, phát hiện, xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển, hải đảo; cải thiện và phục hồi môi trường, các hệ sinh thái biển, hải đảo bị ô nhiễm và suy thoái.
- Xác định cấp rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; phân vùng rủi ro và lập bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
- Ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển.
- Cấp phép, kiểm soát hoạt động nhận chìm ở biển.
- Phối hợp giữa cơ quan nhà nước Việt Nam và cơ quan, tổ chức nước ngoài trong việc chia sẻ thông tin, đánh giá chất lượng môi trường nước biển; kiểm soát ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới theo quy định của pháp luật.
- Công khai các vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, thông tin về môi trường nước, môi trường trầm tích của các khu vực biển, hải đảo.