17:14 - 12/11/2024

Xử phạt vận chuyển trái phép động vật quý hiếm IIB?

Tôi có một người thân vận chuyển trái phép 50 cá thể tê tê tươi sống, nặng hơn 250kg bị cán bộ Kiểm Lâm kết hợp với CA Kinh tế tịch thu. Tôi muốn hỏi về quy định xử phạt với trường hợp trên. Mức xử phạt hành chính tối đa là bao nhiêu? Phương tiện vận chuyển có bị tịch thu không? Nếu cố tình không nộp phạt hành chính thì có bị đi tù không? Ngoài ra, việc bị bắt quả tang vận chuyển trái phép này có ảnh hưởng đến công tác hiện tại của vợ không vì vợ là giáo viên.

Nội dung chính

    Xử phạt vận chuyển trái phép động vật quý hiếm IIB?

    - Theo Quy định tại 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng, nguy cấp, quý, hiếm thì các động thuộc bộ tê tê được xếp vào nhóm IIB các loài động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số luợng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.

    Theo đó các hành vi vận chuyển các động vật thuộc nhóm IIB trái pháp luật được xử phạt theo quy định tại Điều 22 Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

    Mức phạt trong Điều 22 được đưa ra dựa trên giá trị của lâm sản trái pháp luật được vận chuyển. Mức phạt cao nhất được quy định trong Điều 22 được quy định tại khoản 10 là:

    Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau: 

    b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 160.000.000 đồng. 

    Tuy nhiên đó chỉ là mức phạt cao nhất của Điều 22, còn trường hợp của người thân bạn, do tôi không nắm rõ số tê tê mà người thân bạn vận chuyển có giá trị là bao nhiêu, nên tôi không thể tư vấn cụ thể về mức phạt cao nhất đối với trường hợp này.

    - Cũng tại điểm b, khoản 11, Điều 22 có quy định hình phạt bổ sung: Tịch thu phương tiện đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10 Điều này (trừ trường hợp quy định tại Khoản 7, Khoản 8 Điều 3 Nghị định này), thuộc một trong các trường hợp sau:

    - Vi phạm có tổ chức.

    - Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

    - Sử dụng xe hai ngăn, hai đáy, hai mui, xe cải tạo không có đăng ký do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đối với loại xe theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu phương tiện; xe đeo biển số giả.

    - Vận chuyển gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ 1,5 m3 trở lên; gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ 0,5 m3 trở lên.

    - Vận chuyển thực vật rừng và bộ phận của chúng (ngoài gỗ) thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên; động vật rừng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và bộ phận của chúng có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên; loài nguy cấp, quý, hiếm hoặc bộ phận của chúng có giá trị từ 3.000.000 đồng trở lên.

    Trường hợp vận chuyển lâm sản trái pháp luật có 2 loại gỗ trở lên (gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và gỗ quý, hiếm) hoặc nhiều loại lâm sản khác nhau ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, tuy khối lượng của một loại gỗ hoặc giá trị của mỗi loại lâm sản chưa đến mức bị tịch thu phương tiện nhưng tổng khối lượng các loại gỗ vận chuyển trái pháp luật từ 1,5 m3 trở lên hoặc tổng giá trị các loại lâm sản khác ngoài gỗ vận chuyển trái pháp luật từ 15.000.000 đồng trở lên.

    - Trường hợp người thân bạn cố tình không nộp phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.

    - Hành vi vi phạm hành chính chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Điều 62 Luật xử lý vi phạm hành chính. Và chỉ trong trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì mới ảnh hưởng tới công việc của vợ bạn.

    5