08:25 - 12/11/2024

Xử lý số liệu sau khảo sát để phân tích, thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia

Tôi làm bên lĩnh vực môi trường nên cũng quan tâm đôi chút đến việc thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia. Vậy theo quy định hiện hành thì việc xử lý số liệu sau khảo sát để phân tích, thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia được thực hiện như thế nào?

Nội dung chính

    Xử lý số liệu sau khảo sát để phân tích, thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia

    Việc xử lý số liệu sau khảo sát để phân tích, thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia được quy định tại Điều 19 Thông tư 24/2010/TT-BTNMT quy định về đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành như sau:

    Toàn bộ số liệu gốc thu thập được được sao riêng 1 bộ để xử lý. Mỗi phiên bản số liệu đã xử lý phải được đặt tên và lưu giữ ở một thư mục riêng biệt. Quy trình xử lý số liệu như sau:

    1. Xử lý số liệu thủy triều, chuyển các số liệu quan trắc được về mặt qui chiếu độ cao quy định;

    2. Xử lý số liệu định vị cho các điểm đo sâu đối với trường hợp sử dụng phương pháp xử lý sau;

    3. Đưa các bộ số liệu thu được vào phần mềm xử lý;

    4. Kiểm tra sự thống nhất, đồng bộ về thời gian của số liệu thủy triều, định vị, đo sâu,…vv;

    5. Kiểm tra các số hiệu chỉnh thủy triều, độ trễ định vị, các độ lệch góc nghiêng ngang, nghiêng dọc, hướng tàu còn sót lại. Tính lại các số hiệu chỉnh này (nếu cần);

    6. Các giá trị sóng không có dạng hình sin và có chu kỳ không đồng đều phải được đánh dấu để xem xét, đánh giá kỹ lưỡng;

    7. Tùy thuộc vào phần mềm sử dụng áp dụng một số mặt cắt tốc độ âm được nội suy theo thời gian, khoảng cách, vị trí hoặc theo các vùng được lựa chọn. Phân tích dữ liệu độ sâu để phát hiện chênh lệch về độ sâu còn tồn tại. Thay đổi phương pháp hiệu chỉnh tốc độ âm hoặc thay đổi sang một mặt cắt tốc độ âm khác để giảm sai số về độ sâu;

    8. Số liệu đo được chia thành các vùng nhỏ tùy theo khả năng của từng phần cứng, phần mềm (số điểm giới hạn) để biên tập. Khi biên tập phải loại bỏ các điểm có độ sâu đột biến để tránh mất dữ liệu đối với các địa vật đặc biệt dưới đáy biển (địa vật dạng cột, dạng dây treo, dạng hố,…vv). Việc làm trơn dữ liệu cũng phải được thực hiện chỉ sau khi đã chắc chắn không làm sai địa hình;

    9. Dữ liệu xử lý xong phải chuyển thành dạng X, Y, H tương thích cho phần mềm biên tập bản đồ, cơ sở dữ liệu cụ thể. Đối với các dự án thực hiện theo Quy định kỹ thuật thành lập bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:50.000 và Định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc bản đồ, thì số liệu được trích xuất ra theo các tuyến số liệu đo với giãn cách tuân thủ các yêu cầu được nêu trong dự án.

    Trên đây là nội dung quy định về việc xử lý số liệu sau khảo sát để phân tích, thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 24/2010/TT-BTNMT.

    Trân trọng!

    5