Xác minh thắc mắc của cử tri đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội hiện nay được quy định ra sao?
Nội dung chính
Xác minh thắc mắc của cử tri đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội hiện nay được quy định ra sao?
Việc xác minh thắc mắc của cử tri đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội được quy định tại Điều 46 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, theo đó:
- Đối với vụ việc ở nơi công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người ứng cử có trách nhiệm xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh.
Trường hợp người ứng cử đại biểu Quốc hội là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xác minh và trả lời. Nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị không có cấp trên trực tiếp quản lý thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định, thành lập cơ quan, tổ chức, đơn vị đó có trách nhiệm xác minh và trả lời.
- Đối với vụ việc ở khu dân cư thì cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh.
- Đối với người tự ứng cử đại biểu Quốc hội thì Ủy ban bầu cử ở tỉnh có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người đó hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh.
- Chậm nhất là 40 ngày trước ngày bầu cử, việc xác minh và trả lời về các vụ việc mà cử tri nêu đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội quy định tại Điều này phải được tiến hành xong.