Việc bảo tồn và phát triển văn hóa tại Thủ đô Hà Nội được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Việc bảo tồn và phát triển văn hóa tại Thủ đô Hà Nội được quy định như thế nào?
Việc bảo tồn và phát triển văn hóa tại Thủ đô Hà Nội được quy định tại Điều 11 Luật Thủ đô 2012 với nội dung như sau:
- Việc bảo tồn và phát triển văn hóa Thủ đô phải bảo đảm tiêu biểu cho bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Thủ đô và của dân tộc, xây dựng văn hóa người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Các nguồn lực văn hóa trên địa bàn Thủ đô phải được quản lý, khai thác, sử dụng đáp ứng yêu cầu bảo tồn và phát triển văn hóa Thủ đô và cả nước.
- Các khu vực, di tích và di sản văn hóa sau đây phải được tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa:
+ Khu vực Ba Đình;
+ Di tích Phủ Chủ tịch; Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh; Di tích Hoàng Thành Thăng Long, Thành Cổ Loa; Văn Miếu - Quốc Tử Giám và các di tích quốc gia đặc biệt khác trên địa bàn Thủ đô;
+ Khu vực Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây;
+ Phố cổ, làng cổ và làng nghề truyền thống tiêu biểu;
+ Biệt thự cũ và các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954;
+ Các giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thủ đô.
- Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành:
+ Chính sách khuyến khích đầu tư, huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân vào việc xây dựng công trình văn hóa, công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí và bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn Thủ đô;
+ Danh mục phố cổ, làng cổ, làng nghề truyền thống tiêu biểu, biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 và các giá trị văn hóa phi vật thể quy định tại các điểm d, đ và e khoản 2 Điều 11 Luật Thủ đô 2012.
Trên đây là nội dung trả lời về việc bảo tồn và phát triển văn hóa tại Thủ đô Hà Nội. Để biết thêm thông tin về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm tại Luật Thủ đô 2012.
Trân trọng!