Vị trí và chức năng của Thanh tra Tổng cục trong hoạt động thanh tra Công an nhân dân được quy định ở đâu?
Nội dung chính
Vị trí và chức năng của Thanh tra Tổng cục trong hoạt động thanh tra Công an nhân dân được quy định ở đâu?
Vị trí, chức năng, tổ chức Thanh tra Tổng cục trong hoạt động thanh tra Công an nhân dân được quy định tại Điều 11 Nghị định 41/2014/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra Công an nhân dân như sau:
Thanh tra Tổng cục là đơn vị thuộc Tổng cục, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng cục trưởng và sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Bộ; có trách nhiệm giúp Tổng cục trưởng quản lý công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong Tổng cục; tiến hành thanh tra hành chính theo thẩm quyền đối với đơn vị, cá nhân thuộc Tổng cục; phối hợp thanh tra chuyên ngành các lĩnh vực quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của Bộ Công an theo sự phân công, chỉ đạo; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
Thanh tra Tổng cục có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh thanh tra, các ngạch Thanh tra viên và sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh Thanh tra Tổng cục theo quy định phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Công an sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra Bộ và các đơn vị chức năng; việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh Thanh tra Tổng cục và Thanh tra viên thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
Thanh tra Tổng cục có các đơn vị nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về vị trí, chức năng, tổ chức Thanh tra Tổng cục trong hoạt động thanh tra Công an nhân dân. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 41/2014/NĐ-CP.