Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật như thế nào?
Nội dung chính
Quy định Ủy ban thường vụ Quốc hội có về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân?
Căn cứ Khoản 4 Điều 8 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định như sau:
Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Chính phủ quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan, người có thẩm quyền khác được quy định trong Luật này.
Như vậy, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của UBND là do Chính phủ quy định không phải do Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Quy định Ủy ban thường vụ Quốc hội về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân? (Hình từ intenrnet)
Tất cả văn bản quy phạm pháp luật phải thể hiện bằng tiếng Việt?
Tại Khoản 1 Điều 8 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định như sau:
Ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật là tiếng Việt.
Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu.
Như vậy, đối với Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải được thể hiện bằng tiếng việt theo quy định trên.
Văn bản căn cứ hết hiệu lực, văn bản hướng dẫn còn hiệu lực không?
Theo Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
- Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản.
- Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó.
- Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.
Theo đó, Thông tư 01/2011/TT-BNV chỉ hướng dẫn cho Nghị định 110/2004/NĐ-CP và văn bản sữa đổi, nên kể từ ngày Nghị định 30/2020/NĐ-CP (05/3/2020) có hiệu lực thì Nghị định 110/2004/NĐ-CP, văn bản sữa đổi và TThông tư 01/2011/TT-BNV sẽ hết hiệu lực.