Ứng xử của thầy thuốc được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?
Nội dung chính
Ứng xử của thầy thuốc được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?
Theo Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ Y tế quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế quy định như sau:
+ Những việc phải làm đối với người đến khám bệnh: Niềm nở đón tiếp, tận tình hướng dẫn các thủ tục cần thiết; sơ bộ phân loại người bệnh, sắp xếp khám bệnh theo thứ tự và đối tượng ưu tiên theo quy định; bảo đảm kín đáo, tôn trọng người bệnh khi khám bệnh; Thông báo và giải thích tình hình sức khỏe hay tình trạng bệnh cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh biết. Khám bệnh, chỉ định xét nghiệm, kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh và khả năng chi trả của người bệnh; Hướng dẫn, dặn dò người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh về sử dụng thuốc theo đơn, chế độ chăm sóc, theo dõi diễn biến bệnh và hẹn khám lại khi cần thiết đối với người bệnh điều trị ngoại trú; hỗ trợ người bệnh nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục nhập viện khi có chỉ định.
+ Những việc phải làm đối với người bệnh ra viện hoặc chuyển tuyến: Thông báo và dặn dò người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh những điều cần thực hiện sau khi ra viện. Trường hợp chuyển tuyến cần giải thích lý do cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh. Công khai chi tiết từng khoản chi phí trong phiếu thanh toán giá dịch vụ y tế mà người bệnh phải thanh toán; giải thích đầy đủ khi người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh có yêu cầu. Khẩn trương thực hiện các thủ tục cho người bệnh ra viện hoặc chuyển tuyến theo quy định. Tiếp thu ý kiến góp ý của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh khi người bệnh ra viện hoặc chuyển tuyến.
+ Những việc không được làm: Không tuân thủ quy chế chuyên môn khi thi hành nhiệm vụ; lạm dụng nghề nghiệp để thu lợi trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh; gây khó khăn, thờ ơ đối với người bệnh, người đại diện hợp pháp của người bệnh.