14:28 - 09/11/2024

Truyền bá Kumanthong trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Em thấy trên youtube, facebook,... có rất nhiều người đăng video, viết bài truyền bá về việc nuôi Kumanthong. Trường hợp này thì bị xử lý như thế nào ạ?

Nội dung chính

    Truyền bá Kumanthong trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

    Kumanthong xuất phát từ Thái Lan, có nghĩa là “Cậu bé vàng” hoặc “Quỷ linh nhi”. Búp bê Kumanthong được tạo ra với mục đích là giúp đỡ những linh hồn hài nhi bị chết oan hoặc không có nơi nương tựa được siêu thoát.

    Tuy nhiên khi về Việt Nam thì đã bị biến tướng, trở thành một hình thức mê tín dị đoan, không phù hợp với văn hóa truyền thống của dân tộc. Những người truyền bá Kumanthong trên mạng xã hội như facebook,... sẽ bị xử lý như sau:

    - Xử phạt vi phạm hành chính theo Điểm b Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, cụ thể:

    Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

    Ngoài ra còn buộc gỡ bỏ những thông tin về kumanthong.

    - Truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 về tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau:

    1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

    a) Làm chết người;

    b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

    c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

    7