Trưởng phòng kế toán của tổ chức tín dụng có trách nhiệm gì trong việc quản lý tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá và kho tiền?
Nội dung chính
Trưởng phòng kế toán của tổ chức tín dụng có trách nhiệm gì trong việc quản lý tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá và kho tiền?
Tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư 12/2017/TT-NHNN sửa đổi Khoản 1 Điều 18 Thông tư 01/2014/TT-NHNN quy định:
Trưởng phòng Kế toán hoặc chức danh tương đương Trưởng phòng Kế toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi tắt là Trưởng phòng Kế toán) chịu trách nhiệm quản lý, giám sát việc xuất, nhập và bảo quản tài sản trong kho tiền, có nhiệm vụ:
- Tổ chức hạch toán tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá theo chế độ kế toán - thống kê;
- Quản lý và giữ chìa khóa một ổ khóa lớp cánh ngoài cửa kho tiền, trực tiếp mở, khóa cửa kho tiền để giám sát việc xuất, nhập và bảo quản tài sản trong kho tiền;
- Kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán và sổ quỹ đảm bảo sự khớp đúng;
- Trực tiếp tham gia kiểm kê tài sản định kỳ hoặc đột xuất đảm bảo sự khớp đúng giữa tồn quỹ thực tế với sổ kế toán và sổ quỹ; ký xác nhận tồn quỹ thực tế trên sổ quỹ, sổ theo dõi từng loại tài sản, sổ kiểm kê, thẻ kho.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc mở và ghi chép sổ sách của thủ quỹ, thủ kho tiền.
Trưởng phòng Kế toán Sở Giao dịch, Trưởng phòng Kế toán Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Trưởng phòng Kế toán - Tài vụ Cục Phát hành và Kho quỹ, Trưởng phòng Kế toán - Tài vụ Chi cục Phát hành và Kho quỹ chịu trách nhiệm quản lý, giám sát việc xuất, nhập và bảo quản tài sản trong kho tiền và thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại điểm trên.
Trên đây là quy định về trách nhiệm của trưởng phòng kế toán của tổ chức tín dụng trong việc quản lý tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá và kho tiền.