Trích lập dự phòng và xử lý rủi ro đối với số dư mua trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Nội dung chính
Trích lập dự phòng và xử lý rủi ro đối với số dư mua trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Trích lập dự phòng và xử lý rủi ro đối với số dư mua trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định tại Điều 7 Thông tư 22/2016/TT-NHNN Quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua trái phiếu doanh nghiệp do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, theo đó:
1. Hệ số rủi ro đối với số dư mua trái phiếu doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích lập dự phòng và xử lý rủi ro đối với số dư mua trái phiếu doanh nghiệp như sau:
a) Đối với trái phiếu doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc đã đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCom), thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện việc trích lập dự phòng giảm giá đầu tư trái phiếu và xử lý Khoản dự phòng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính về chế độ trích lập, sử dụng các Khoản dự phòng giảm giá các Khoản đầu tư tài chính;
b) Đối với trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCom), thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện dự phòng rủi ro đối với số dư mua trái phiếu doanh nghiệp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.