Trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên Thư ký Ban Chỉ đạo Dân số và Phát triển hiện nay được quy định ra sao?
Nội dung chính
Trách nhiệm và quyền hạn của thành viên Thư ký Ban Chỉ đạo Dân số và Phát triển như thế nào?
Tại Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển ban hành kèm theo Quyết định 56/QĐ-BCĐQGDSPT năm 2022, ngoài các trách nhiệm và quyền hạn quy định tại Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển ban hành kèm theo Quyết định 56/QĐ-BCĐQGDSPT năm 2022, Thành viên kiêm Thư ký còn có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:
- Giúp Trưởng Ban, các Phó trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia tổ chức thực hiện việc điều phối thực hiện các hoạt động có liên quan đến công tác dân số và phát triển trong quá trình chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Quốc gia;
- Đề xuất xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm và tổng hợp báo cáo trình Ban Chỉ đạo Quốc gia.
- Trực tiếp chỉ đạo Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia.
Trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên Thư ký Ban Chỉ đạo Dân số và Phát triển hiện nay được quy định ra sao? (Hình từ internet)
Chế độ làm việc của thành viên Thư ký Ban Chỉ đạo Dân số và Phát triển như thế nào?
Tại Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển ban hành kèm theo Quyết định 56/QĐ-BCĐQGDSPT năm 2022 có quy định:
- Ban Chỉ đạo Quốc gia làm việc thông qua các phiên họp thường kỳ và đột xuất dưới sự chủ trì của Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia hoặc Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia khi được Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia ủy quyền.
- Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, giải quyết công việc của Ban Chỉ đạo Quốc gia; các Phó Trưởng ban và các thành viên sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị công tác trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia đi công tác, học tập từ 06 tháng trở lên hoặc có sự thay đổi về nhân sự thì cơ quan chủ quản có trách nhiệm báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia và cử người thay thế bằng văn bản.
- Bộ Y tế là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Quốc gia, chịu trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban Chỉ đạo Quốc gia; thành lập Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia để giúp việc Ban Chỉ đạo Quốc gia; cán bộ của Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, không phát sinh biên chế.
- Thành viên kiêm Thư ký Ban Chỉ đạo Quốc gia có trách nhiệm giúp Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia trong việc:
+ Phối hợp giữa các thành viên;
+ Chuẩn bị báo cáo định kỳ, 6 tháng hoặc đột xuất theo yêu cầu của Trưởng Ban, các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia;
+ Tổng hợp, đề xuất chương trình, nội dung, kế hoạch hoạt động hàng năm của Ban Chỉ đạo Quốc gia.