Trách nhiệm của kế toán công đoàn cơ sở
Nội dung chính
Trách nhiệm của kế toán công đoàn cơ sở
Điều 17 Quy chế quản lý tài chính CĐ Ban hành kèm theo Quyết định số 269/QĐ-TLĐ ngày 07 tháng 3 năm 2014 của Đoàn Chủ tịch TLĐ quy định: Ban Chấp hành CĐCS, nghiệp đoàn phân công người làm công tác kế toán CĐ; Trưởng ban Tài chính, Trưởng phòng kế toán làm nhiệm vụ của Kế toán trưởng và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Kế toán trưởng theo quy định của pháp luật về kế toán.
Như vậy, người được phân công làm công tác kế toán CĐ phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về kế toán, cụ thể là Luật Kế toán 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 50 Luật Kế toán 2003 quy định: Khi thay đổi người làm kế toán, người làm kế toán cũ phải có trách nhiệm bàn giao công việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm kế toán mới. Người làm kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế toán.
Điều 19 Quyết định số 269/QĐ-TLĐ Khi thay đổi chủ tài khoản, kế toán, thủ quỹ CĐ phải thực hiện việc bàn giao giữa cán bộ cũ và cán bộ mới. Cán bộ mới chịu trách nhiệm về công tác kế toán, quản lý tài chính kể từ ngày nhận bàn giao
Như vậy, bạn có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế toán.
Mặt khác, Điều 18 Quyết định số 269/QĐ-TLĐ cũng quy định người làm kế toán không được kiêm thủ quỹ, thủ kho, mua sắm vật tư, hàng hóa. Như vậy, nếu bạn vừa làm nhiệm vụ kế toán, vừa làm nhiệm vụ thủ quỹ là trái quy định của pháp luật.
Điều 9 Quyết định 272/QĐ-TLĐ năm 2014 quy định CĐCS, cán bộ, đoàn viên CĐ khi vi phạm trong việc thu, chi, quản lý tài chính công đoàn tùy mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật và Điều lệ CĐ VN.