13:47 - 11/11/2024

Trách nhiệm của Cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến thuỷ sản nuôi trong Chương trình giám sát dư lượng sản phẩm thủy sản là gì?

Trách nhiệm của Cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến thuỷ sản nuôi trong Chương trình giám sát dư lượng sản phẩm thủy sản là gì? Tôi đang tìm hiểu những quy định của pháp luật liên quan đến trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc thực hiện Chương trình giám sát dư lượng sản phẩm thủy sản nuôi, nhưng có một vài nội dung tôi còn chưa rõ lắm. Trách nhiệm của Cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến thuỷ sản nuôi trong Chương trình giám sát dư lượng sản phẩm thủy sản là gì?

Nội dung chính

    Trách nhiệm của Cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến thuỷ sản nuôi trong Chương trình giám sát dư lượng sản phẩm thủy sản là gì?

    Trách nhiệm của Cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến thuỷ sản nuôi trong Chương trình giám sát dư lượng sản phẩm thủy sản được quy định tại Điều 23 Thông tư 31/2015/TT-BNNPTNT Quy định về giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành như sau:

    1. Thường xuyên cập nhật kết quả giám sát dư lượng từ trang tin điện tử của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản và các thông báo có liên quan của Cơ quan kiểm tra, Cơ quan giám sát và các cơ quan liên quan.

    2. Không thu mua sản phẩm thủy sản nuôi được thu hoạch từ vùng nuôi hoặc cơ sở nuôi đang bị tạm dừng thu hoạch hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ; lập và lưu trữ đầy đủ hồ sơ truy xuất nguồn gốc của từng lô sản phẩm thuỷ sản nuôi theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    3. Xác định nguyên nhân, thực hiện biện pháp khắc phục phù hợp; chấp hành việc lấy mẫu và các biện pháp giám sát, khắc phục của Cơ quan kiểm tra hoặc Cơ quan giám sát khi kết quả kiểm nghiệm mẫu vượt giới hạn tối đa cho phép.

    4. Chủ động cung cấp cho Cơ quan kiểm tra hoặc Cơ quan giám sát về kết quả tự kiểm soát dư lượng hóa chất độc hại trong thuỷ sản nuôi của cơ sở và thông tin liên quan đến tình hình nuôi thủy sản tại các cơ sở hoặc khu vực thu mua thủy sản nuôi (nếu có) và khi được yêu cầu.

    5. Được tham gia các lớp tập huấn, đào tạo, phổ biến về kiến thức an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thủy sản do Cơ quan chức năng tổ chức;

    6. Được cung cấp kết quả kiểm nghiệm của các mẫu lấy tại cơ sở của mình khi có yêu cầu.

    7. Lưu phiếu lấy mẫu, kết quả kiểm nghiệm và hồ sơ xác định nguyên nhân và biện pháp khắc phục và các hồ sơ khác có liên quan đến hoạt động kiểm soát dư lượng hóa chất độc hại trong thuỷ sản nuôi tại cơ sở Trong thời hạn ít nhất 2 năm.

    Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm của Cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến thuỷ sản nuôi trong Chương trình giám sát dư lượng sản phẩm thủy sản. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 31/2015/TT-BNNPTNT.

    4