Tổ chức tôn giáo và hoạt động tôn giáo được định nghĩa như thế nào? Quy định về số chức sắc, chức việc, tín đồ và cơ sở tôn giáo là gì?
Nội dung chính
Tổ chức tôn giáo là gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục 0701 Phần 07 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 9/2022/TT-BNV quy định về khái niệm, phương pháp tính như sau:
Khái niệm, phương pháp tính
- Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo.
- Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo.
- Tổ chức tôn giáo trực thuộc là tổ chức thuộc tổ chức tôn giáo, được thành lập theo hiến chương, điều lệ, quy định của tổ chức tôn giáo.
- Số lượng tôn giáo, tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, số tổ chức tôn giáo trực thuộc hiện có đến thời điểm thống kê.
Theo đó, tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo.
Tổ chức tôn giáo và hoạt động tôn giáo được định nghĩa như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy định về số chức sắc, chức việc, tín đồ và cơ sở tôn giáo là gì?
Căn cứ theo quy định tại Mục 0701 Phần 07 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 9/2022/TT-BNV quy định về số tôn giáo, tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, số tổ chức tôn giáo trực thuộc như sau:
Số tôn giáo, tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, số tổ chức tôn giáo trực thuộc
1. Khái niệm, phương pháp tính
- Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo.
- Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo.
- Tổ chức tôn giáo trực thuộc là tổ chức thuộc tổ chức tôn giáo, được thành lập theo hiến chương, điều lệ, quy định của tổ chức tôn giáo.
- Số lượng tôn giáo, tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, số tổ chức tôn giáo trực thuộc hiện có đến thời điểm thống kê.
2. Phân tổ chủ yếu
- Tôn giáo được công nhận.
- Tổ chức tôn giáo được công nhận.
- Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.
- Tổ chức tôn giáo trực thuộc.
3. Kỳ công bố
Năm.
4. Nguồn số liệu
- Chế độ báo cáo thống kê ngành Nội vụ.
- Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Nội vụ.
Dựa vào quy định trên, có thể hiểu hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo.
Số chức sắc, chức việc, tín đồ, cơ sở tôn giáo được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục 0702 Phần 07 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 9/2022/TT-BNV quy định về số chức sắc, chức việc, tín đồ, cơ sở tôn giáo như sau:
Số chức sắc, chức việc, tín đồ, cơ sở tôn giáo
1. Khái niệm, phương pháp tính
- Chức sắc là tín đồ được tổ chức tôn giáo phong phẩm hoặc suy cử để giữ phẩm vị trong tổ chức.
- Chức việc là người được tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo bổ nhiệm, bầu cử hoặc suy cử để giữ chức vụ trong tổ chức.
- Tín đồ là người tin, theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo đó thừa nhận.
- Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo.
- Số lượng chức sắc, chức việc, tín đồ, cơ sở tôn giáo hiện có đến thời điểm thống kê.
2. Phân tổ chủ yếu
Chức sắc, chức việc, tín đồ, cơ sở tôn giáo.
3. Kỳ công bố
Năm.
4. Nguồn số liệu
- Chế độ báo cáo thống kê ngành Nội vụ.
- Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Nội vụ.
Theo đó, chức sắc là tín đồ được tổ chức tôn giáo phong phẩm hoặc suy cử để giữ phẩm vị trong tổ chức.
- Chức việc là người được tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo bổ nhiệm, bầu cử hoặc suy cử để giữ chức vụ trong tổ chức.
- Tín đồ là người tin, theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo đó thừa nhận.
- Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo.