Thừa kế phần vốn góp trong hợp tác xã
Nội dung chính
Thừa kế phần vốn góp trong hợp tác xã
Việc thừa kế vốn góp của anh từ bố mình được quy định tại Điều 18 Luật hợp tác xã 2012 về trả lại, thừa kế vốn góp. Cụ thể:
“1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trả lại vốn góp cho thành viên, hợp tác xã thành viên khi chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc trả lại phần vốn vượt quá mức vốn góp tối đa khi vốn góp của thành viên, hợp tác xã thành viên vượt quá mức vốn tối đa quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 17 của Luật này.
2. Trường hợp thành viên là cá nhân chết thì người thừa kế nếu đáp ứng đủ điều kiện của Luật này và điều lệ, tự nguyện tham gia hợp tác xã thì trở thành thành viên và tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ của thành viên; nếu không tham gia hợp tác xã thì được hưởng thừa kếtheo quy định của pháp luật. Trường hợp thành viên là cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất tích, việc trả lại vốn góp và quản lý tài sản của người mất tích được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp thành viên là cá nhân bị Tòa án tuyên bố bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì vốn góp được trả lại thông qua người giám hộ.
4. Trường hợp thành viên là pháp nhân, hợp tác xã thành viên bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản thì việc trả lại, kế thừa vốn góp được thực hiện theo quy định của pháp luật.
5. Trường hợp vốn góp của thành viên là cá nhân không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kếthì vốn góp được giải quyết theo quy định của pháp luật. 6. Trường hợp người thừa kế tự nguyện để lại tài sản thừa kế cho hợp tác xã thì vốn góp đó được đưa vào tài sản không chia của hợp tác xã.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật hợp tác xã thì anh sẽ được thừa kế phần vốn góp của bố mình nếu như đáp ứng đủ điều kiện của Luật hợp tác xã và Điều lệ thành lập hợp tác xã mà bố anh đã tham gia.
Theo đó, anh có thể căn cứ vào những quy định kể trên và đáp ứng đầy đủ điều kiện theo pháp luật thì anh sẽ được thừa kế phần vốn góp của bố mình.