08:10 - 11/11/2024

Thời hạn tạm giam bao lâu thì đưa vụ án ra xét xử?

Theo như quy định của pháp luật thì thời hạn tạm giam bao lâu thì đưa vụ án ra xét xử?

Nội dung chính

    Anh em bị tình nghi trong đường dây ăn cắp xe, ngày 25/05/2012 Công An có tới nhà nói với gia đinh là mời anh em đi làm việc điều tra rối sau đó dẫn anh em lên trại giam, gia đinh em ko biết chuyện gì hết nên mới lên đồn công an hỏi thăm tình hình thì được công an cho biết là liên quan tới vụ an cắp xe bây giờ tạm giam để điều tra. từ lúc bắt giam cho tới nay gia đình ko được gặp mặt anh em, mỗi lần gia đình lên hỏi thăm tìn tức thì được công an trả lời tạm giam để chờ điều tra khi nào hoàn tất hồ sơ thì gia đình mới được gặp, Luật sư cho em hỏi bầy giờ gia đình nên làm gì? Gia đình em cũng ko biết anh em có tội hay ko nữa? Vì từ lúc bắt giam tời giờ chưa được gặp mặt anh em. và thời hạn tạm giam bao lâu thì đưa vụ án ra xét xử?

    Thời hạn tạm giam bao lâu thì đưa vụ án ra xét xử?

    Căn cứ nội dung bạn trình bày thì có thể anh trai bạn đã bị khởi tố bị can và khởi tố điều tra về tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự 2015.

    Điều 138. Tội trộm cắp tài sản

    1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

    đ) Hành hung để tẩu thoát;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

     

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng
    Theo quy định của bộ luật TTHS 2003 thì người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền mời Luật sư bào chữa. Vì thế để tránh oan sai gia đình bạn có quyền mời Luật sư để bào chữa cho anh trai bạn. 

     
    11