16:50 - 03/10/2024

Thời hạn biệt phái của sĩ quan được pháp luật hiện hành quy định thực hiện như thế nào?

Thực hiện thời hạn biệt phái của sĩ quan được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về nội dung này?

Nội dung chính

    Thời hạn biệt phái của sĩ quan được pháp luật hiện hành quy định thực hiện như thế nào?

    Thực hiện thời hạn biệt phái của sĩ quan được hướng dẫn tại Mục III Thông tư liên tịch 65/2004/TTLT-BQP-BNV hướng dẫn Nghị định 165/2003/NĐ-CP về biệt phái sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ Quốc phòng và Bộ nội vụ ban hành, theo đó:

    1. Thời hạn biệt phái của mỗi sĩ quan là 5 năm, được tính bằng 60 tháng kể từ tháng có quyết định điều động đi làm nhiệm vụ biệt phái. Trước 3 tháng sĩ quan hết thời hạn biệt phái, đơn vị cử sĩ quan biệt phải có trách nhiệm thông báo tới cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái để trao đổi thống nhất trình cấp có thẩm quyền quyết định điều động sĩ quan khác thay thế hoặc kéo dài thời hạn biệt phái.
    2. Đối với sĩ quan được điều động làm nhiệm vụ biệt phái trước ngày Nghị định 165/CP có hiệu lực:
    a. Những sĩ quan đã làm nhiệm vụ biệt phát trên 60 tháng được tính là hết một thời hạn biệt phái, nếu chưa có người thay thế thì thực hiện kéo dài thời hạn biệt phái để thay thế dần trong 5 năm; không ra quyết định kéo dài thời hạn biệt phái đối với sĩ quan thuộc đối tượng này.
    b. Những sĩ quan làm nhiệm vụ biệt phái chưa đủ 60 tháng thì đến khi hết thời hạn biệt phái cấp có thẩm quyền xem xét quyết định điều động sĩ quan khác thay thế hoặc kéo dài thời hạn biệt phái theo quy định.
    3. Khi cần kéo dài thời hạn biệt phái của sĩ quan hoặc điều động sĩ quan biệt phái về trước thời hạn, cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái hoặc đơn vị cử sĩ quan biệt phái căn cứ vào tính chất, yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình chủ động đề xuất, trao đổi thống nhất đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định.

    Trên đây là quy định về thực hiện thời hạn biệt phái của sĩ quan

    2