16:07 - 24/10/2024

Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam thì khi nào cán bộ bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ?

Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam thì khi nào cán bộ bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ? Tiêu chí để đánh giá cán bộ ở các cấp độ khác ra sao?

Nội dung chính

    Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam thì khi nào cán bộ bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ?

    Ngày 04/8/2017, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy định 89-QĐ/TW năm 2017 khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

    Theo đó, tiêu chí đánh giá cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Tiểu mục 1.4 Mục III Quy định 89-QĐ/TW năm 2017. Cụ thể như sau:

    Thực hiện xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ nếu thuộc 1 trong 5 trường hợp sau:

    - Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ (theo quy định hiện hành của Đảng) đánh giá là có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa.

    - Có trên 50% các tiêu chí về chức trách, nhiệm vụ được đánh giá không hoàn thành.

    - Địa phương, cơ quan, đơn vị phụ trách hoàn thành dưới 50% các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao hoặc đề ra.

    - Cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền lãnh đạo, quản lý trực tiếp liên quan đến tham ô, tham nhũng và bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

    - Cá nhân bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.

    Ngoài ra, quy định này cũng đồng thời đề ra các tiêu chí để đánh giá cán bộ ở các cấp độ khác như hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt và hoàn thành nhiệm vụ.

    Để nắm cụ thể tiêu chuẩn, quy trình, tiêu chí đánh giá, xếp loại cán bộ lãnh đạo, quản lý, vui lòng tham khảo thêm tại các bài viết:

    - 05 tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý;

    - Hướng dẫn đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý năm 2018.

    3