10:12 - 13/11/2024

Thanh toán tiền tàu xe và tiền lương cho ngày nghỉ phép

Tôi là một giáo viên, hiện công tác tại tỉnh Đaklak. Xin cho hỏi nếu tôi về quê ở Hà Tĩnh nghỉ phép thăm ông bà (vì bố mẹ tôi cư trú tại Đăklăk) thì có được thanh toán tiền tàu xe không? Có văn bản hướng dẫn nào không? Mức thanh toán vé tàu xe là bao nhiêu?

Nội dung chính

    Thanh toán tiền tàu xe và tiền lương cho ngày nghỉ phép

    Theo bạn trình bày thì bạn muốn được nghỉ phép năm để thăm ông bà ở Hà Tĩnh. Căn cứ Điều 74 Bộ luật Lao động năm 1994 quy định:

    1- Người lao động có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương theo quy định sau đây:

    a) 12 ngày làm việc, đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

    b) 14 ngày làm việc, đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt và đối với người dưới 18 tuổi;

    c) 16 ngày làm việc, đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt.

    2- Thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hàng năm do Chính phủ quy định.

    Căn cứ khoản 3, khoản 4 điều 9 Nghị định 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:

    “3.Khi nghỉ hàng năm nếu đi bằng phương tiện ô-tô, tàu thuỷ, tàu hoả mà số ngày đi đường (cả đi và về) trên hai ngày thì từ ngày thứ 3 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hàng năm.

    4. Tiền tàu xe và tiền lương trong những ngày đi đường do người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận; đối với người lao động làm việc ở vùng xa xôi hẻo lánh (vùng núi cao, vùng sâu, hải đảo) khi đi nghỉ hàng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền tàu xe và tiền lương cho những ngày đi đường.”

    Tính ngày đi đường:

    Thời gian đi đường được tính thêm tại khoản 3 Điều 9 trong Nghị định số 195/CP chỉ tính một lần trong mỗi năm làm việc của người lao động. Nếu trong một năm người lao động chia kỳ nghỉ hàng năm ra nhiều lần nghỉ, thì chỉ được tính thời gian đi đường một lần.

    Trong thời gian đi đường hoặc ở nơi nghỉ hàng năm, người lao động bị ốm đau, phải chờ đợi do gặp thiên tai (bão, lụt), hoả hoạn, hoặc cần phải thực hiện công việc theo yêu cầu khẩn cấp về an ninh, quốc phòng, nếu có xác nhận của chính quyền sở tại nơi xảy ra sự cố, thì thời gian đó được coi là thời gian nghỉ hợp pháp. Việc trả lương cho những ngày nghỉ này do người lao động và người sử dụng lao động thoả thuận và được ghi nhận trong hợp đồng lao động hoặc trong thoả ước lao động tập thể. Riêng trường hợp ốm đau thì thời gian đó được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành.

    Căn cứ điểm d khoản 1 mục II Thông tư số 7/LĐTBXH-TT ngày 11/4/1995 hướng dẫn thực hiện một số điều của Bộ luật Lao động ngày 23/6/1994 và Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi... thì việc thanh toán tiền tàu, xe và tiền lương ngày đi đường được quy định như sau:

    Người làm việc ở những vùng xa xôi hẻo lánh (vùng núi cao, vùng sâu, hải đảo xa theo danh mục của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi quy định tại Quyết định số 21-UB/QĐ ngày 26/01/1993 và các quyết định bổ sung), được người sử dụng lao động thanh toán tiền tàu, xe và tiền lương cho những ngày đi đường ở trong nước trong trường hợp nghỉ hàng năm để đi thăm vợ hoặc chồng; con; bố, mẹ (kể cả bên chồng hoặc bên vợ).

    Trong trường hợp chị là giáo viên công tác ở Đaklac thăm ông bà thì không được người sử dụng lao động thanh toán tiền tàu xe và tiền lương cho những ngày đi đường.

    242
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ