Thẩm quyền và trách nhiệm của công chức trực tiếp làm công tác quản lý hồ sơ công chức được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Thẩm quyền và trách nhiệm của công chức trực tiếp làm công tác quản lý hồ sơ công chức được quy định như thế nào?
Thẩm quyền và trách nhiệm của công chức trực tiếp làm công tác quản lý hồ sơ công chức được quy định tại Điều 20 Thông tư 11/2012/TT-BNV quy định về chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ công chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành, theo đó:
Thẩm quyền và trách nhiệm của công chức trực tiếp làm công tác quản lý hồ sơ công chức
- Chủ động đề xuất kế hoạch, biện pháp quản lý, sử dụng và khai thác hồ sơ, hồ sơ điện tử công chức.
- Tổ chức việc bổ sung các tài liệu vào hồ sơ công chức bảo đảm kịp thời, chính xác.
- Tổ chức việc sắp xếp, bảo quản, lưu giữ hồ sơ.
- Cung cấp số liệu, tư liệu nhanh, chính xác.
- Nghiên cứu, phát hiện các vấn đề chưa rõ hoặc mâu thuẫn trong hồ sơ công chức và những vấn đề nảy sinh trong công tác quản lý hồ sơ, báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức xem xét, xử lý.
- Đôn đốc, thu thập đầy đủ các thành phần tài liệu trong hồ sơ công chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
- Tổ chức phục vụ nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ công chức.
- Thực hiện nguyên tắc bảo mật hồ sơ, phát hiện và kiến nghị với người có thẩm quyền về những vấn đề phát sinh trong công tác quản lý hồ sơ công chức để có biện pháp giải quyết kịp thời.
- Thường xuyên học tập, trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.