22:47 - 27/11/2024

Thẩm quyền giải quyết của Tòa án về những yêu cầu về hôn nhân và gia đình được quy định ra sao?

Thẩm quyền giải quyết của Tòa án về những yêu cầu về hôn nhân và gia đình được quy định ra sao? Tòa án có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về hôn nhân và gia đình nào?

Nội dung chính

    Thẩm quyền giải quyết của Tòa án về những yêu cầu về hôn nhân và gia đình được quy định ra sao?

    Căn cứ Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:

    - Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.

    - Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

    - Yêu cầu công nhận thỏa thuận của cha, mẹ về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn hoặc công nhận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

    - Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn.

    - Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.

    - Yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.

    - Yêu cầu công nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án.

    - Yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.

    - Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

    - Yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

    - Các yêu cầu khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

    Thẩm quyền giải quyết của Tòa án về những yêu cầu về hôn nhân và gia đình được quy định ra sao?

    Thẩm quyền giải quyết của Tòa án về những yêu cầu về hôn nhân và gia đình được quy định ra sao? (Hình từ internet)

    Tòa án có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp nào về hôn nhân và gia đình?

    Căn cứ Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:

    - Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.

    - Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

    - Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

    - Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.

    - Tranh chấp về cấp dưỡng.

    - Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

    - Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.

    - Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

    Thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện đối với các yêu cầu về hôn nhân và gia đình được quy định như thế nào?

    Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu về hôn nhân và gia đình sau:

    - Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.

    - Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

    - Yêu cầu công nhận thỏa thuận của cha, mẹ về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn hoặc công nhận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

    - Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn.

    - Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.

    - Yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.

    - Yêu cầu công nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án.

    - Yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.

    - Yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

    - Các yêu cầu khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

    8