15:04 - 24/09/2024

Tài sản công được tiêu hủy theo các hình thức nào? Nhà ở là tài sản công thì xử lý như thế nào?

Tài sản công được tiêu hủy theo các hình thức nào? Những loại nhà ở nào được xác định là nhà ở thuộc tài sản công? Nhà ở là tài sản công thì xử lý như thế nào?

Nội dung chính

    Tài sản công được tiêu hủy theo các hình thức nào?

    Căn cứ khoản 2 Điều 46 Luật Quản lý sử dụng tài sản công 2017 quy định về các hình thức tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước như sau:

    Tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước

    1. Tài sản công bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật có liên quan.

    2. Hình thức tiêu hủy tài sản công bao gồm:

    a) Sử dụng hóa chất;

    b) Sử dụng biện pháp cơ học;

    c) Hủy đốt, hủy chôn;

    d) Hình thức khác theo quy định của pháp luật.

    3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan nhà nước có tài sản hoặc cơ quan, đơn vị khác thuộc phạm vi quản lý có chức năng tiêu hủy thực hiện việc tiêu hủy tài sản công theo các hình thức quy định tại khoản 2 Điều này và pháp luật có liên quan.

    Như vậy, việc tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước sẽ được thực hiện qua các hình thức bao gồm: sử dụng hóa chất; sử dụng biện pháp cơ học; hủy đốt, hủy chôn hoặc các hình thức khác được pháp luật quy định.

    Tài sản công được tiêu hủy theo các hình thức nào? Nhà ở là tài sản công thì xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)

    Những loại nhà ở nào được xác định là nhà ở thuộc tài sản công?

    Theo Điều 13 Luật Nhà ở 2023 quy định về nhà ở thuộc tài sản công như sau:

    Nhà ở thuộc tài sản công

    1. Nhà ở thuộc tài sản công bao gồm:

    a) Nhà ở công vụ bao gồm nhà ở công vụ của trung ương và nhà ở công vụ của địa phương theo quy định của pháp luật về nhà ở;

    b) Nhà ở phục vụ tái định cư do Nhà nước đầu tư xây dựng hoặc mua nhà ở thương mại để bố trí tái định cư theo quy định của pháp luật về nhà ở nhưng chưa bố trí tái định cư;

    c) Nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng để bố trí cho đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở;

    d) Nhà ở không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này được đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ vốn ngân sách nhà nước hoặc được xác lập sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật trong các thời kỳ và đang cho hộ gia đình, cá nhân thuê theo quy định của pháp luật về nhà ở;

    đ) Nhà ở của chủ sở hữu khác được chuyển thành sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản này.

    2. Việc phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở thuộc tài sản công được thực hiện theo quy định của Luật này; trường hợp Luật này không quy định thì thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

    Theo đó, nhà ở là tài sản công gồm có những loại sau:

    [1] Nhà ở công vụ bao gồm:

    - Nhà ở công vụ của trung ương

    - Nhà ở công vụ của địa phương;

    [2] Nhà ở phục vụ tái định cư do Nhà nước đầu tư xây dựng hoặc mua nhà ở thương mại để bố trí tái định cư theo quy định của pháp luật về nhà ở nhưng chưa bố trí tái định cư;

    [3] Nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng để bố trí cho đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở;

    [4] Nhà ở không thuộc trường hợp quy định tại các mục [1], [2], [3] được đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ vốn ngân sách nhà nước hoặc được xác lập sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật trong các thời kỳ và đang cho hộ gia đình, cá nhân thuê theo quy định của pháp luật về nhà ở;

    [5] Nhà ở của chủ sở hữu khác được chuyển thành sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật không thuộc trường hợp quy định tại mục [4]

    Nhà ở là tài sản công thì xử lý như thế nào?

    Theo Điều 40 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về hình thức xử lý tài sản công tại cơ quan nhà nước như sau:

    - Thu hồi.

    - Điều chuyển.

    - Bán.

    - Sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao.

    - Thanh lý.

    - Tiêu hủy.

    - Xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.

    - Hình thức khác theo quy định của pháp luật.

    Trân trọng!

    3