Tài liệu lưu trữ là gì? Ngoài tài liệu giấy; tài liệu phim thì còn có các loại tài liệu lưu trữ nào khác?
Nội dung chính
Tài liệu lưu trữ là gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục 0808 Phần 08 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 9/2022/TT-BNV quy định về khái niệm, phương pháp tính như sau:
Khái niệm, phương pháp tính
Tài liệu lưu trữ là tài liệu có giá trị phục vụ hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học, lịch sử được lựa chọn để lưu trữ.
Tài liệu lưu trữ bao gồm bản gốc, bản chính; trong trường hợp không còn bản gốc, bản chính thì được thay thế bằng bản sao hợp pháp.
Tài liệu lưu trữ có các loại: Tài liệu giấy; tài liệu phim, ảnh; tài liệu ghi âm; tài liệu ghi hình; tài liệu điện tử và tài liệu khác.
Phương pháp tính: Số tài liệu lưu trữ là số các loại tài liệu lưu trữ được tính theo các đơn vị tính của từng loại hình tài liệu lưu trữ tại các tổ chức lưu trữ có đến ngày 31 tháng 12 năm báo cáo. Tài liệu lưu trữ được quản lý theo các phông lưu trữ/ sưu tập lưu trữ/ công trình và được tính theo các loại hình cụ thể:
- Số tài liệu lưu trữ giấy là tổng số hồ sơ/đơn vị bảo quản (ĐVBQ) được quy thành số mét giá tài liệu;
- Số tài liệu bản đồ là tổng số tấm bản đồ (Bản đồ là tài liệu giấy nhưng được bảo quản theo phương pháp riêng);
- Số tài liệu ghi âm là tổng số cuộn, băng, đĩa được quy ra số giờ nghe;
- Số tài liệu ghi hình là tổng số cuộn phim, cuộn băng video, đĩa được quy ra số giờ chiếu;
- Số tài liệu ảnh là tổng số chiếc ảnh;
- Số tài liệu điện tử là số Megabye (MB) của tài liệu;
- Tài liệu khác.
Theo đó, tài liệu lưu trữ là tài liệu có giá trị phục vụ hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học, lịch sử được lựa chọn để lưu trữ.
Đổng thời tài liệu lưu trữ bao gồm bản gốc, bản chính; trong trường hợp không còn bản gốc, bản chính thì được thay thế bằng bản sao hợp pháp.
Tài liệu lưu trữ là gì? Ngoài tài liệu giấy; tài liệu phim thì còn có các loại tài liệu lưu trữ nào khác? (Internet)
Ngoài tài liệu giấy; tài liệu phim thì còn có các loại tài liệu lưu trữ nào khác?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục 0808 Phần 08 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 9/2022/TT-BNV quy định về khái niệm, phương pháp tính như sau:
Khái niệm, phương pháp tính
Tài liệu lưu trữ là tài liệu có giá trị phục vụ hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học, lịch sử được lựa chọn để lưu trữ.
Tài liệu lưu trữ bao gồm bản gốc, bản chính; trong trường hợp không còn bản gốc, bản chính thì được thay thế bằng bản sao hợp pháp.
Tài liệu lưu trữ có các loại: Tài liệu giấy; tài liệu phim, ảnh; tài liệu ghi âm; tài liệu ghi hình; tài liệu điện tử và tài liệu khác.
Phương pháp tính: Số tài liệu lưu trữ là số các loại tài liệu lưu trữ được tính theo các đơn vị tính của từng loại hình tài liệu lưu trữ tại các tổ chức lưu trữ có đến ngày 31 tháng 12 năm báo cáo. Tài liệu lưu trữ được quản lý theo các phông lưu trữ/ sưu tập lưu trữ/ công trình và được tính theo các loại hình cụ thể:
- Số tài liệu lưu trữ giấy là tổng số hồ sơ/đơn vị bảo quản (ĐVBQ) được quy thành số mét giá tài liệu;
- Số tài liệu bản đồ là tổng số tấm bản đồ (Bản đồ là tài liệu giấy nhưng được bảo quản theo phương pháp riêng);
- Số tài liệu ghi âm là tổng số cuộn, băng, đĩa được quy ra số giờ nghe;
- Số tài liệu ghi hình là tổng số cuộn phim, cuộn băng video, đĩa được quy ra số giờ chiếu;
- Số tài liệu ảnh là tổng số chiếc ảnh;
- Số tài liệu điện tử là số Megabye (MB) của tài liệu;
- Tài liệu khác.
Theo đó, tài liệu lưu trữ có các loại: Tài liệu giấy; tài liệu phim, ảnh; tài liệu ghi âm; tài liệu ghi hình; tài liệu điện tử và tài liệu khác.
Quy định cụ thể về số tài liệu lưu trữ thu thập như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục 0809 Phần 08 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 9/2022/TT-BNV quy định về số tài liệu lưu trữ thu thập như sau:
Số tài liệu lưu trữ thu thập
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tài liệu lưu trữ thu thập là tài liệu có giá trị theo quy định của pháp luật lưu trữ, được lựa chọn để giao nộp vào các tổ chức lưu trữ.
Phương pháp tính:
- Số tài liệu lưu trữ đã thu thập từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 năm báo cáo;
- Số tài liệu lưu trữ đã đến hạn thu thập nhưng chưa thu thập tính đến ngày 31 tháng 12 năm báo cáo.
Số liệu được tính theo các đơn vị tính của từng loại hình tài liệu lưu trữ quy định tại chỉ tiêu thống kê số tài liệu lưu trữ (0809).
2. Phân tổ chủ yếu
- Tình hình giao nộp
+ Tài liệu lưu trữ đã thu thập trong năm
+ Tài liệu lưu trữ đã đến hạn thu thập nhưng chưa thu thập
- Loại hình tài liệu
- Cấp hành chính
3. Kỳ công bố
Năm
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê ngành Nội vụ
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ
Theo đó, tài liệu lưu trữ thu thập là tài liệu có giá trị theo quy định của pháp luật lưu trữ, được lựa chọn để giao nộp vào các tổ chức lưu trữ.
Trân trọng!