10:51 - 13/11/2024

Quy định về tự lập dự toán xây dựng

Quy định về tự lập dự toán xây dựng như thế nào?

Nội dung chính

    Khi thực hiện 1 dự án đầu tư xây dựng, bên chủ đầu tư tổ chức lập dự toán xây dựng công trình thì có thể tự lập đơn giá xây dựng dựa vào công bố giá vật liệu hàng tháng, quý; giá nhân công, máy theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền mà không sử dụng các bộ đơn giá địa phương đã được công bố ví dụ như đơn giá 56 hay đơn giá 5481 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội được không ạ? Và nếu tự lập đơn giá để xác định dự toán đấy thì đơn giá tự lập có cần được các tổ chức hay cơ quan nào phê duyệt không? 

    Quy định về tự lập dự toán xây dựng

    Dự toán đầu tư xây dựng theo Khoản 1 Điều 135 Luật xây dựng 2014 xác định là chi phí cần thiết để xây dựng công trình, thực hiện gói thầu, công việc xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng tính toán từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, yêu cầu công việc phải thực hiện và định mức, giá xây dựng.

    Nội dung dự toán xây dựng theo Khoản 2 Điều 8 Nghị định 32/2015/NĐ-CP bao gồm:

    - Chi phí xây dựng gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng;

    - Chi phí thiết bị gồm chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ, chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ, chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh và các chi phí khác có liên quan;

    - Chi phí quản lý dự án gồm các chi phí quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định 32/2015/NĐ-CP để tổ chức thực hiện quản lý dự án đối với công trình kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng;

    - Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng của công trình gồm chi phí khảo sát, thiết kế, giám sát xây dựng và các chi phí tư vấn khác liên quan;

    - Chi phí khác của công trình gồm chi phí hạng mục chung và các chi phí không thuộc các nội dung quy định tại các Điểm a, b, c, và d Khoản 2 Điều 8 Nghị định 32/2015/NĐ-CP. Chi phí hạng mục chung gồm chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công tại hiện trường, chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến và ra khỏi công trường, chi phí an toàn lao động, chi phí bảo đảm an toàn giao thông phục vụ thi công (nếu có), chi phí bảo vệ môi trường cho người lao động trên công trường và môi trường xung quanh, chi phí hoàn trả mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công công trình (nếu có), chi phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu và một số chi phí có liên quan khác liên quan đến công trình;

    - Chi phí dự phòng của công trình gồm chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình.

    Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về tự lập dự toán xây dựng. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật xây dựng 2014 để nắm rõ quy định này.

    Trân trọng!

    10