Quy định về quyền hạn của cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ trong khi thi hành nhiệm vụ cảnh vệ được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Quy định về quyền hạn của cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ trong khi thi hành nhiệm vụ cảnh vệ được quy định như thế nào?
Quyền hạn của cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ trong khi thi hành nhiệm vụ cảnh vệ được quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 20 Luật Cảnh vệ 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2018) như sau:
- Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ có quyền hạn sau đây:
+ Sử dụng biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;
+ Được sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định của Luật này và Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Giấy bảo vệ đặc biệt, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ và tín hiệu của xe ưu tiên;
+ Được mang theo vũ khí, phương tiện kỹ thuật, công cụ hỗ trợ vào cảng hàng không và lên tàu bay;
+ Kiểm tra, kiểm soát người, đồ vật mang theo, phương tiện ra, vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ;
+ Tạm giữ người, đồ vật mang theo, phương tiện ra, vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ khi có căn cứ cho rằng người, đồ vật, phương tiện đó có nguy cơ gây nguy hại đến sự an toàn của đối tượng cảnh vệ;
+ Huy động người, phương tiện theo quy định tại Điều 22 của Luật này;
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ, giúp đỡ để bảo đảm an toàn cho đối tượng cảnh vệ trong mọi tình huống.
- Việc quyết định áp dụng, sử dụng biện pháp quy định tại khoản 1, khoản 2 và điểm e khoản 3 Điều này phải bằng văn bản; trường hợp do yêu cầu cấp bách thì người thực hiện nhiệm vụ có thể quyết định bằng lời nói trực tiếp, nhưng ngay sau đó phải ra quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền bằng văn bản. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Trên đây là nội dung tư vấn quy định về quyền hạn của cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ trong khi thi hành nhiệm vụ cảnh vệ kể từ ngày 01/07/2018. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Cảnh vệ 2017.