09:40 - 29/10/2024

Phương pháp bắt mạch thiết chấn khám y học cổ truyền được quy định thế nào?

Phương pháp bắt mạch thiết chấn khám y học cổ truyền được quy định thế nào?

Nội dung chính

    Phương pháp bắt mạch thiết chấn khám y học cổ truyền được quy định thế nào?

    Tại quy trình số 4 của Quyết định 26/2008/QĐ-BYT về Quy trình kỹ thuật Y học cổ truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, có quy định:

    1.1. Phương pháp bắt mạch:

    + Chuẩn bị:

    - Người bệnh: người bệnh yên tĩnh, thanh thản, không lo lắng. Hai tay dể xuôi, lòng bàn tay ngửa lên trên, mạch không bị ép. Tốt nhất là bắt mạch vào lúc sáng sớm khi mới ngủ dậy.

    - Thầy thuốc: thoải mái, không bị phân tán tư tưởng

    Vị trí bắt mạch: cổ tay người bệnh, chỗ động mạch quay đi qua, gọi là Thốn khẩu. Đoạn động mạch quay đi qua cổ tay này chia làm 3 bộ: Bộ thốn, Bộ quan và Bộ xích. ở ngang mỏm trâm trụ là Bộ quan, trên bộ quan là Bộ thốn, dưới bộ quan là Bộ xích.

    Người thầy thuốc đầu tiên đặt ngón tay giữa vào bộ quan (mốc là mỏm trâm trụ), sau đó đặt ngón trỏ vào bộ thốn, rồi sau cùng đặt ngón nhẫn vào bộ xích. Thường 3 ngón tay, đặt vừa khít nhau, nếu Người bệnh cao quá, thì đặt 3 ngón tay xa nhau ra một chút

    + Các cách bắt mạch:

    - Tổng khán: xem chung cả 3 bộ để nhận định tình hình chung

    - Vi khán: xem từng bộ vị để chẩn đoán bệnh chứng của từng tạng phủ khác nhau. Bên cổ tay trái người bệnh bộ thốn tương ứng với tạng tâm, bộ quan tạng can, bộ xích tạng thận (âm). Bên cổ tay phải bộ thốn tương ứng với tạng phế, bộ quan tạng tỳ, bộ xích tạng thận (dương).

    Thường phối hợp cả hai cách xem, tổng khán trước, rồi vi khán sau

    - Khi bắt mạch, cần dùng lực các ngón tay khác nhau để xem xét tỷ mỉ. Khi ngón tay đặt nhẹ thì gọi là khinh án, khi ngón tay đã hơi dùng lực thì gọi là trung án. Khi ngón tay đã dùng lực ấn sâu xuống thì gọi là trọng án

    2