09:01 - 12/11/2024

Phụ nữ ép nam giới giao cấu sẽ không phạm tội hiếp dâm được quy định như thế nào?

Phụ nữ ép nam giới giao cấu sẽ không phạm tội hiếp dâm được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Phụ nữ ép nam giới giao cấu sẽ không phạm tội hiếp dâm được quy định như thế nào?

    Việc nữ giới ép buộc nam giới (đã thành niên và chưa thành niên) giao cấu với mình đều không phải là tội phạm.

    Bộ luật Hình sự hiện nay chưa quy định rõ ràng về chủ thể của các tội liên quan đến hành vi giao cấu. Tuy nhiên, căn cứ khoa học luật hình sự cũng như thực tiễn xét xử thì tất cả các tội liên quan đến hành vi giao cấu (bao gồm cả giao cấu thuận tình và giao cấu không thuận tình) gồm: tội hiếp dâm (Điều 111), tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112), tội cưỡng dâm (Điều 113), tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114) và tội giao cấu với trẻ em (Điều 115) thì chỉ có tội giao cấu với trẻ em chủ thể có thể là nam giới hoặc nữ giới. Các tội còn lại thì chủ thể chỉ có thể là nam giới.

    Nữ giới chỉ có thể tham gia trong vụ đồng phạm với vai trò là người xúi giục, giúp sức hay tổ chức. (Bộ luật hình sự của một số nước như Nga, Trung Quốc cũng quy định chủ thể của những tội này chỉ có thể là nam giới)

    Như vậy, với quy định trên thì việc nữ giới ép buộc nam giới (kể cả trường hợp nam giới đã thành niên và chưa thành niên) giao cấu với mình đều không phải là tội phạm.

    Tuy nhiên, nhìn nhận dưới góc độ đạo đức thì thì việc nữ giới ép buộc nam giới giao cấu với mình là hành vi trái đạo đức, trái với thuần phong mỹ tục và cần phải lên án. Đặc biệt hành vi ép buộc trẻ em quan hệ tình dục trái ý muốn của họ hoặc kể cả trường hợp họ thuận tình nhưng do ít tuổi nên hiểu biết còn hạn chế, chưa nhận thức được tác hại của việc làm của mình ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của bản thân.

    Đối với người biết việc phụ nữ ép buộc trẻ em quan hệ tình dục thì theo quy định của pháp luật họ không có nghĩa vụ phải báo cáo cho bất kỳ cơ quan nào. Tuy nhiên, họ có thể báo cho những người thân thích như bố mẹ, ông bà của trẻ em đó để họ có biện pháp bảo vệ thích hợp. Việc báo cho cơ quan chức năng cần hết sức thận trọng tránh ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của trẻ em.

    Đối với cơ quan nhận tin báo, nếu đủ căn cứ xác định sự việc có thật thì cơ quan này có trách nhiệm chuyển hồ sơ, nội dung sự việc đến cơ quan có thẩm quyền (Ủy ban chăm sóc và bảo vệ bà mẹ và trẻ em) để cơ quan này có biện pháp can thiệp kịp thời.

    27