11:19 - 12/11/2024

Pháp luật hiện hành quy định ra sao về việc nói lời sau cùng của bị cáo?

Pháp luật hiện hành quy định ra sao về việc nói lời sau cùng của bị cáo?

Nội dung chính

    Pháp luật hiện hành quy định ra sao về việc nói lời sau cùng của bị cáo?

    Vấn đề bị cáo nói lời sau cùng tại phiên tòa hình sự được quy định tại Điều 324 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó:

    1. Sau khi những người tham gia tranh luận không trình bày gì thêm, chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc tranh luận.

    2. Bị cáo được nói lời sau cùng. Không được đặt câu hỏi khi bị cáo nói lời sau cùng. Nếu trong lời nói sau cùng, bị cáo trình bày thêm tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án thì Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại việc hỏi. Hội đồng xét xử có quyền yêu cầu bị cáo không được trình bày những điểm không liên quan đến vụ án nhưng không được hạn chế thời gian đối với bị cáo.

    Trong lời nói sau cùng, bị cáo được trình bày về những vấn đề mà họ cho là cần thiết nhất đối với mình để Hội đồng xét xử xem xét khi nghị án. Ví dụ: Nếu bị cáo nhận tội thì có thể đề nghị hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt hoặc cho hưởng án treo; nếu không nhận tội thì đề nghị hội đồng xét xử lưu ý các chứng cớ gỡ tội…

    Tuy nhiên, trên thực tế, trong các phiên tòa xét xử vụ án hình sự, giây phút bị cáo nói lời nói sau cùng là khoảnh khắc nặng nề nhất, phòng xử án như lặng đi trong tiếng khóc nấc của bị cáo và người thân của họ. Còn những người dự khán, có lúc không dám nhìn bởi sợ chứng kiến cảnh tượng đau lòng bởi họ thường bày tỏ hết những nỗi niềm, cảm xúc dành cho gia đình, người thân yêu theo đúng nghĩa của những lời nói sau cùng.

    Một điểm cần lưu ý ở nội dung này đó là nếu trong lời nói sau cùng, bị cáo trình bày thêm những tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc xét hỏi, sau đó lại tranh luận về những vấn đề mới được xét hỏi.

    Trân trọng!

    32