08:22 - 11/11/2024

Pháo hiệu và đuốc của đường sắt

háo hiệu và đuốc của đường sắt được quy định như thế nào? Có văn bản nào quy định về vấn đề này không?

Nội dung chính

    Pháo hiệu và đuốc của đường sắt

    Pháo hiệu và đuốc của đường sắt được quy định từ Điều 33 đến Điều 35 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2011/BGTVT về tín hiệu đường sắt do Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:

    Điều 33.

    Pháo hiệu của đường sắt là tín hiệu dùng để biểu thị tín hiệu ngừng khẩn cấp.

    Khi nghe tiếng pháo nổ, lái tàu phải lập tức cho tàu dừng.

    Pháo hiệu được bố trí trên đường khổ 1000 mm và khổ đường 1435 mm theo hình 63.

    Trên các đường lồng phải bảo đảm đặt đầy đủ pháo trên các thanh ray theo hình 64 và hình 65.

    Cấm đặt pháo ở những vị trí sau đây:

    - Trong hầm, trong cầu (trường hợp đặc biệt cần phải đặt pháo trong cầu, trong hầm thì giao cho Thủ trưởng Tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt quy định);

    - Trên ghi và vị trí mối nối ray;

    - Mối nối, mối hàn dây dẫn điện của mạch điện ray, nơi đặt thiết bị đếm trục.

    - Đường ngang;

    - Chỗ ray bị ngập nước.

    Điều 34.

    Đuốc là loại tín hiệu tạm thời dùng để báo hiệu ngừng khẩn cấp như hình 66. Khi thấy ánh lửa đuốc, lái tàu phải lập tức cho tàu dừng.

    Điều 35.

    Khi tàu đã dừng theo báo hiệu của tiếng pháo nổ hoặc ánh lửa đuốc, lái tàu phải xác nhận tình hình đường phía trước.

    Nếu không gặp nhân viên phòng vệ và cũng không có hiện tượng đe doạ an toàn chạy tàu, lái tàu kéo một tiếng còi dài và cho tàu tiếp tục chạy với tốc độ không quá 10 km/h đồng thời tăng cường quan sát phía trước và sẵn sàng dừng lại nếu gặp chướng ngại. Sau khi đã chạy được 1 km mà vẫn không thấy hiện tượng đe doạ an toàn chạy tàu thì lái tàu cho tàu chạy với tốc độ quy định.

     

    342
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ