10:10 - 19/12/2024

Phân tích bài thơ Qua đèo Ngang mới nhất 2024?

Hướng dẫn học sinh phân tích bài thơ Qua đèo Ngang của tác giả Bà Huyện Thanh Quan mới nhất?

Nội dung chính


    Phân tích bài thơ Qua đèo Ngang mới nhất 2024?

    Bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan là một trong những tác phẩm văn học mà học sinh sẽ được học ở chương trình môn Ngữ văn lớp 8. Dưới đây là hướng dẫn phân tích bài thơ Qua đèo Ngang:

    I. Tác giả

    Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thế kỉ 19 chưa rõ năm sinh và năm mất. Quê quán của bà ở làng Nghi Tàm, nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội. Chồng bà làm tri huyện Thanh Quan (thuộc Thái Ninh), tỉnh Thái Bình, do đó mà có tên gọi Bà Huyện Thanh Quan.

    Một số tác phẩm tiêu biểu của Bà Huyện Thanh Quan như Thăng Long thành hoài cổ, Qua chùa Trấn Bắc, Qua Đèo Ngang, Chiều hôm nhớ nhà, Tức cảnh chiều thu, Cảnh đền Trấn Võ, Cảnh Hương sơn.

    II. Phân tích bài thơ Qua đèo Ngang

    1. Thể loại

    Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, gồm có 8 câu, mỗi câu có 7 chữ, tổng số chữ của một bài thơ được viết theo thể Thất ngôn bát cú Đường luật là 56 chữ.

    2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

    - Bài thơ được viết khi Bà Huyện Thanh Quan vào Phú Xuân - Huế nhận chức quan của mình.

    - Bài thơ này được viết vào khoảng thế kỉ XIX, khi tác giả lần đầu tiên tới Đèo Ngang.

    3. Bố cục bài thơ Qua Đèo Ngang

    Bài thơ gồm có 4 phần (Đề, thực, luận, kết)

    - Hai câu đề

    Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

    Cỏ cây chen đá lá chen hoa

    - Hai câu thực

    Lom khom dưới núi tiều vài chú

    Lác đác bên sông chợ mấy nhà

    - Hai câu luận

    Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

    Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

    - Hai câu kết

    Dừng chân đứng lại trời ,non ,nước

    Một mảnh tình riêng ta với ta

    4. Giá trị nội dung

    Bài thơ miêu tả cảnh đèo Ngang một cách hoang sơ, thơ mộng, thể hiện nhớ nước, thương nhà của tác giả qua lăng kính của tâm hồn người nữ sĩ.

    5. Giá trị nghệ thuật

    Sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật vô cùng tài tình. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình làm cho bức tranh đèo Ngang vô cùng hoang sơ thơ mộng. Bên cạnh đó bài thơ cũng sử dụng từ láy gợi hình gợi cảm và nghệ thuật đối lập, đảo ngữ...

    III. Phân tích bài thơ Qua đèo Ngang chi tiết

    1. Hai câu đề tái hiện khung cảnh thời gian và không gian

    Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

    Cỏ cây chen đá lá chen hoa

    - Thời Gian: “Bóng Xế Tà” là khi kết thức một ngày, con người trở về bên gia đình nhằm mục đích nhấn mạnh nỗi buồn, nỗi nhớ nhà của tác giả.

    - Cảnh: cỏ cây chen đá > < lá chen hoa gợi lên vẻ hoang sơ, rậm rạp tạo cảm giác không gian hoang vắng nhưng đầy năng lượng.

    2. Hai câu thực: Tái hiện cuộc sống con người ở đèo Ngang

    Lom khom dưới núi tiều vài chú

    Lác đác bên sông chợ mấy nhà

    - Tác giả sử dụng phép đối Lom khom > < lác đác để làm khấu động không gian, phác họa nên một bức tranh sơn thủy hữu tình.

    - Đảo cấu trúc câu: Lom khom - tiều vài chú; Lác đác - chợ mấy nhà nhằm mục đích nhấn mạnh dáng vẻ nhỏ bé, tội nghiệp của con người và sự thưa thớt, xác xơ của cảnh vật.

    - Tóm lại hai câu này miêu tả cảnh sự sống ít ỏi, thưa thớt, hoang sơ. Nỗi buồn man mát của lòng người (tác giả).

    3. Hai câu luận: Thể hiện tâm trạng của tác giả

    Nhớ Nước Đau Lòng Con Quốc Quốc

    Thương Nhà Mỏi Miệng Của Gia Gia

    - Tác giải sử dụng động từ để thể hiện tâm trạng của mình “Nhớ”, “Thương”.

    - Hình ảnh con Quốc Quốc là hình ảnh ẩn dụ, tác giả mượn tiếng chim để gợi tả lòng mình đang nhớ nước, thương nhà.

    4. Hai câu kết: Thể hiện nổi buồn, sự cô đơn của tác giả trước thiên nhiên

    Dừng chân đứng lại trời ,non ,nước

    Một mảnh tình riêng ta với ta

    - Hai câu thơ khẳng định nỗi cô đơn, trống trải của tác giả trước thiên nhiên bao la, rộng lớn.

    Phân tích bài thơ Qua đèo Ngang mới nhất 2024?

    Phân tích bài thơ Qua đèo Ngang mới nhất 2024? (Hình từ Internet)

    Nội dung kiến thức tiếng Việt trong môn Ngữ văn lớp 8 có gì?

    Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT nội dung kiến thức tiếng Việt trong môn Ngữ văn lớp 8 bao gồm:

    1.1. Nghĩa của một số thành ngữ và tục ngữ tương đối thông dụng

    1.2. Sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ

    1.3. Từ tượng hình và từ tượng thanh: đặc điểm và tác dụng

    1.4. Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng (ví dụ: vô, hữu) và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt đó (ví dụ: vô tư, vô hình, hữu quan, hữu hạn)

    2.1. Trợ từ, thán từ: đặc điểm và chức năng

    2.2. Thành phần biệt lập trong câu: đặc điểm và chức năng

    2.3. Câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm; câu khẳng định và câu phủ định: đặc điểm và chức năng

    3.1. Biện pháp tu từ đảo ngữ, câu hỏi tu từ: đặc điểm và tác dụng

    3.2. Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu

    3.3. Các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp: đặc điểm và chức năng

    3.4. Kiểu văn bản và thể loại

    - Văn bản tự sự: bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội

    - Văn bản biểu cảm: thơ sáu chữ, bảy chữ; đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ sáu, bảy chữ

    - Văn bản nghị luận: luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; bài thảo luận về một vấn đề của đời sống; bài phân tích một tác phẩm văn học

    - Văn bản thông tin: thông tin khách quan, ý kiến chủ quan và mục đích của văn bản; văn bản thuyết minh để giải thích một hiện tượng tự nhiên; bài giới thiệu một cuốn sách; văn bản kiến nghị

    4.1. Từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương: chức năng và giá trị

    4.2. Biệt ngữ xã hội: chức năng và giá trị

    4.3. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu, biểu đồ,...

    Môn Ngữ văn lớp 8 học bao nhiêu tiết?

    Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định thời lượng thực hiện chương trình ở các lớp (theo số tiết học) như sau:

    Lớp 1

    Lớp 2

    Lớp 3

    Lớp 4

    Lớp 5

    Lớp 6

    Lớp 7

    Lớp 8

    Lớp 9

    Lớp 10

    Lớp 11

    Lớp 12

    420

    350

    245

    245

    245

    140

    140

    140

    140

    105

    105

    105

    Ở cấp trung học phổ thông, mỗi lớp có thêm 35 tiết cho các chuyên đề học tập lựa chọn.

    Như vậy, môn Ngữ văn lớp 8 học tổng cộng là 140 tiết.

    12