Thứ 4, Ngày 30/10/2024
08:11 - 27/09/2024

Phân biệt điều động, biệt phái, luân chuyển

Phân biệt giúp tôi giữa điều động, biệt phái và luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức khác nhau như thế nào không? 

Nội dung chính

    Căn cứ pháp lý: Luật Cán bộ, công chức 2008; Luật Viên chức 2010; Nghị định 138/2020/NĐ-CP.

     Tiêu chí

    Điều động

    Biệt phái

    Luân chuyển

    Khái niệm

    Là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.(Khoản 10 Điều 7 Luật cán bộ, công chức 2008)

    - Là việc công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ.(Khoản 12 Điều 7 Luật cán bộ, công chức 2008)

    - Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.(Khoản 1 Điều 36 Luật Viên chức 2010)

    Là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ.(Khoản 11 Điều 7 Luật cán bộ, công chức 2008)

    Đối tượng

    Cán bộ, công chức

    Công chức, viên chức

    Cán bộ, công chức

    Chủ thể có thẩm quyền điều động, biệt phái, luân chuyển

    Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. (Khoản 2 Điều 26 Nghị định 138/2020/NĐ-CP)

    - Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức. (biệt phái công chức)(Khoản 1 Điều 53 Luật cán bộ, công chức 2008)

    - Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập. (biệt phái viên chức)(Khoản 1 Điều 36 Luật Viên chức 2010)

    Thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý của Đảng và của pháp luật. (Khoản 1 Điều 57 Nghị định 138/2020/NĐ-CP)

    Điều kiện thực hiện

    - Theo yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ, cán bộ được điều động trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội. (Khoản 1 Điều 26 Luật cán bộ, công chức 2008)

    - Theo yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức. (Khoản 1 Điều 52 Luật cán bộ, công chức 2008)

    - Theo yêu cầu nhiệm vụ. (Khoản 1 Điều 53 Luật cán bộ, công chức 2008)

    - Theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. (Khoản 1 Điều 53 Luật Viên chức 2010)

    - Theo yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ, cán bộ được điều động trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.(Khoản 1 Điều 26 Luật cán bộ, công chức 2008)

    - Theo yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.(Khoản 1 Điều 52 Luật cán bộ, công chức 2008)

    Thời hạn

    Không quy định.

    Không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định. (Khoản 2 Điều 53 Luật cán bộ, công chức 2008 và Khoản 2 Điều 36 Luật Viên chức 2010)

    Không quy định.

    Phân công nhiệm vụ

    Cán bộ, công chức được điều động thì phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến.

    - Công chức được biệt phái thì phải chấp hành phân công công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái. (Khoản 3 Điều 53 Luật Cán bộ, công chức 2008)

    - Viên chức được cử biệt phái phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến.(Khoản 3 Điều 36 Luật Viên chức 2010)

    Cán bộ, công chức được luân chuyển phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến.

    Trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác

    Đơn vị sự nghiệp công lập cán bộ, công chức được điều động đến có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của cán bộ, công chức được điều động đến.

    Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức.(Khoản 4 Điều 36 Luật Viên chức 2010).


    Công chức được cử biệt phái chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức nơi được cử đến biệt phái, nhưng vẫn thuộc biên chế của cơ quan, tổ chức cử biệt phái, kể cả trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được biệt phái đến giữ vị trí lãnh đạo, quản lý tương đương với chức vụ hiện đang đảm nhiệm.

    (Khoản 3 Điều 27 Nghị định 138/2020/NĐ-CP)

    Đơn vị sự nghiệp công lập cán bộ, công chức được luân chuyển đến có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của cán bộ, công chức được luân chuyển đến.

    Trở về đơn vị công tác cũ

    Không có quy định.

    - Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức biệt phái có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp cho công chức khi hết thời hạn biệt phái. (Khoản 5 Điều 53 Luật Cán bộ, công chức 2008)

    - Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức. (Khoản 6 Điều 36 Luật Viên chức 2010)

    Không có quy định.

    Đối tượng không được điều động, biệt phái, luân chuyển

    Không có quy định.

    - Không thực hiện biệt phái công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi. (Khoản 6 Điều 53 Luật Cán bộ, công chức 2008)

    - Viên chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không được bổ nhiệm, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết nghỉ hưu hoặc thôi việc. (Khoản 3 Điều 56 Luật Viên chức 2010)

    Không có quy định.

     

    Trên đây là nội dung phân biệt giữa điều động, biệt phái và luân chuyển. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại các văn bản pháp luật có liên quan.

    Trân trọng!