Nội dung thuyết minh trong hồ sơ đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng?
Nội dung chính
1. Nội dung thuyết minh trong hồ sơ đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng?
Tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 25 Thông tư 04/2022/TT-BXD (có hiệu lực từ ngày 01/01/2023) có quy định về nội dung thuyết minh trong hồ sơ đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng như sau:
2. Thuyết minh bao gồm các nội dung:
a) Phân tích vị trí, đánh giá điều kiện tự nhiên; hiện trạng dân số, chức năng sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và môi trường. Đánh giá công tác quản lý, triển khai thực hiện theo quy hoạch được duyệt về phát triển không gian, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật; so sánh, đối chiếu với định hướng và chỉ tiêu tại quy hoạch đã được phê duyệt (nếu có). Đánh giá hiện trạng các chương trình, dự án đầu tư phát triển đang được triển khai thực hiện trên địa bàn. Xác định các vấn đề cơ bản cần giải quyết.
b) Xác định mục tiêu, động lực phát triển của khu chức năng; xác định các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đối với từng khu vực trong khu chức năng. Đánh giá, dự báo các tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành đã được phê duyệt đến định hướng phát triển của khu chức năng. Dự báo các chỉ tiêu phát triển về quy mô dân số, lao động, đất đai, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cho toàn khu, các khu vực phát triển đô thị, nông thôn (nếu có) và từng khu vực chức năng.
c) Đề xuất, lựa chọn cấu trúc phát triển không gian khu chức năng; xác định các định hướng, nguyên tắc phát triển đối với khu vực phát triển dân cư đô thị, nông thôn, các khu vực khác trong khu chức năng (công nghiệp, du lịch, dịch vụ, sinh thái, bảo tồn,...) và tổ chức hệ thống trung tâm.
d) Quy định kiểm soát về kiến trúc, cảnh quan trong khu chức năng: Định hướng phát triển các trục không gian, hành lang phát triển làm cơ sở xác định các chỉ tiêu về mật độ dân cư, chức năng sử dụng đất. Định hướng và nguyên tắc phát triển đối với từng khu vực chức năng của khu quy hoạch, hệ thống quảng trường, khu vực cửa ngõ, công trình điểm nhấn, khu vực trọng điểm, khu vực dự kiến xây dựng công trình ngầm (nếu có) trong khu chức năng.
đ) Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu chức năng gồm giao thông (đến cấp đường chính khu vực), chuẩn bị kỹ thuật, cung cấp năng lượng, viễn thông, cấp nước, quản lý chất thải và nghĩa trang theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 12 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP.
g) Kế hoạch thực hiện: Luận cứ xác định danh mục các quy hoạch, chương trình, dự án ưu tiên đầu tư theo các giai đoạn; đề xuất, kiến nghị nguồn lực thực hiện.
Thuyết minh đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng phải có bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa và hệ thống sơ đồ, bản vẽ khổ A3 với ký hiệu và ghi chú rõ ràng, được sắp xếp kèm theo nội dung cho từng phần của thuyết minh liên quan.
3. Phụ lục kèm theo thuyết minh (các giải trình, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh; bản vẽ minh họa; các số liệu tính toán). Phụ lục đính kèm văn bản pháp lý liên quan.
4. Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng: Nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 44/2015/NĐ-CP và phải có các bản vẽ khổ A3 kèm theo.
5. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch.
6. Phụ lục kèm theo thuyết minh (các giải trình, phụ lục đính kèm, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh; bản vẽ minh họa; các số liệu tính toán). Phụ lục đính kèm văn bản pháp lý liên quan.
(Nội dung thuyết minh trong hồ sơ đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng?)
2. Nội dung hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng?
Tại Điều 26 Thông tư 04/2022/TT-BXD (có hiệu lực từ ngày 01/01/2023) có quy định về nội dung hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng như sau:
1. Trường hợp khu chức năng không thuộc khu vực đã được lập, phê duyệt quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, bản vẽ bao gồm: Sơ đồ vị trí khu vực quy hoạch, thể hiện trên nền bản đồ phương án tổ chức không gian và phân vùng chức năng trong quy hoạch tỉnh và sơ đồ định hướng phát triển không gian trong quy hoạch huyện (nếu có) theo tỷ lệ thích hợp; Bản đồ ranh giới nghiên cứu, phạm vi khu vực lập quy hoạch phân khu, thể hiện theo tỷ lệ thích hợp trên nền bản đồ phương án quy hoạch sử dụng đất của tỉnh.
Trường hợp khu chức năng nằm trong đô thị hoặc khu vực thuộc khu chức năng đã được đã được lập, phê duyệt quy hoạch chung, bản vẽ bao gồm: Sơ đồ vị trí khu vực quy hoạch; bản vẽ thể hiện theo tỷ lệ thích hợp trên nền bản đồ hướng phát triển không gian đô thị hoặc khu chức năng của quy hoạch chung dã được phê duyệt. Sơ đồ ranh giới nghiên cứu, phạm vi khu vực lập quy hoạch phân khu; thể hiện theo tỷ lệ thích hợp trên nền bản đồ quy hoạch sử dụng đất đô thị hoặc bản đồ quy hoạch sử dụng đất khu chức năng theo các giai đoạn quy hoạch của quy hoạch chung đã được phê duyệt.
2. Thuyết minh bao gồm các nội dung:
a) Lý do, căn cứ và sự cần thiết lập quy hoạch phân khu xây dựng. Luận chứng về phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch.
b) Khái quát đặc điểm tự nhiên và hiện trạng của khu vực lập quy hoạch phân khu. Nêu các định hướng phát triển tại quy hoạch tỉnh (đối với khu chức năng được hình thành ngoài đô thị), quy hoạch chung đô thị hoặc quy hoạch chung xây dựng khu chức năng và các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành đã được phê duyệt, đang triển khai có tác động đến phạm vi lập quy hoạch phân khu. Sơ bộ xác định những vấn đề chính cần giải quyết và yêu cầu về việc cụ thể hóa các quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung đã được phê duyệt
c) Xác định sơ bộ về quy mô dân số, đất đai, các nhu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đối với khu quy hoạch; đề xuất, lựa chọn các chỉ tiêu cơ bản áp dụng trên cơ sở phân tích, tổng hợp từ các quy hoạch có liên quan đã được phê duyệt.
d) Yêu cầu mức độ điều tra khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu, đánh giá hiện trạng tại khu vực; yêu cầu về cơ sở dữ liệu hiện trạng.
đ) Yêu cầu về nội dung chính của quy hoạch phân khu.
e) Xác định danh mục bản vẽ, thuyết minh, phụ lục kèm theo; số lượng, quy cách của sản phẩm hồ sơ đồ án; dự toán kinh phí và kế hoạch, tiến độ tổ chức lập quy hoạch; xác định yêu cầu về nội dung, hình thức và đối tượng lấy ý kiến về đồ án quy hoạch.
3. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch.
4. Các văn bản pháp lý liên quan.
3. Thành phần bản vẽ nội dung hồ sơ đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng?
Tại Khoản 1 Điều 27 Thông tư 04/2022/TT-BXD (có hiệu lực từ ngày 01/01/2023) có quy định về thành phần bản vẽ nội dung hồ sơ đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng như sau:
1. Thành phần bản vẽ:
a) Sơ đồ vị trí và giới hạn khu đất: Thể hiện theo tỷ lệ thích hợp trên nền bản đồ phương án quy hoạch sử dụng đất của tỉnh (đối với khu chức năng có quy mô dưới 500 héc ta, không thuộc khu vực đã được lập, phê duyệt quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế). Thể hiện theo tỷ lệ thích hợp trên nền sơ đồ hướng phát triển không gian và bản đồ quy hoạch sử dụng đất đô thị theo các giai đoạn quy hoạch của quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt (đối với khu chức năng nằm trong đô thị) hoặc trên nền sơ đồ hướng phát triển không gian và bản đồ quy hoạch sử dụng đất theo các giai đoạn quy hoạch của quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đã được phê duyệt (đối với khu vực thuộc khu chức năng).
b) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và kiến trúc, cảnh quan: Hiện trạng các chức năng sử dụng đất theo quy định tại Phụ lục V của Thông tư này; kiến trúc cảnh quan, hệ thống hạ tầng xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa, thương mại, cây xanh, nhà ở, ...), các khu vực bảo vệ di tích, di sản, danh lam thắng cảnh và các chức năng khác trong khu vực. Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000.
c) Các bản đồ hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường: Giao thông, cung cấp năng lượng và chiếu sáng đô thị, thông tin liên lạc, cấp nước, cao độ nền và thoát nước mưa, thoát nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang và môi trường. Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000.
d) Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất. Xác định chức năng, quy mô diện tích, dân số và chỉ tiêu sử dụng đất đối với từng ô phố (được hình thành bởi cấp đường phân khu vực) trong khu vực lập quy hoạch (theo quy định tại Phụ lục V của Thông tư này); khoảng lùi công trình đối với các trục đường (từ cấp đường phân khu vực); vị trí, quy mô công trình ngầm (nếu có). Xác định vị trí, quy mô hệ thống hạ tầng xã hội cấp đô thị trở lên và cấp đơn vị ở trong khu vực (nếu có). Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000.
đ) Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan: Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000.
e) Bản đồ xác định các khu vực xây dựng công trình ngầm: Các công trình công cộng ngầm, các công trình cao tầng có xây dựng tầng hầm (nếu có). Bản vẽ thể hiện theo tỷ lệ thích hợp; trên nền bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất kết hợp bản đồ địa hình.
g) Bản đồ quy hoạch giao thông và chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng (đến cấp đường phân khu vực). Thể hiện trên nền bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000.
h) Các bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác: Chuẩn bị kỹ thuật, cấp nước, cấp năng lượng và chiếu sáng, thoát nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang và công trình hạ tầng kỹ thuật khác. Thể hiện trên nền bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000.
i) Bản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật. Thể hiện trên nền bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000.
k) Các bản vẽ định hướng, quy định việc kiểm soát về kiến trúc, cảnh quan trong khu vực lập quy hoạch phân khu xây dựng: Xác định chỉ tiêu khống chế về: Khoảng lùi, kiến trúc cảnh quan dọc các trục đường chính, khu trung tâm; các khu vực không gian mở, các công trình điểm nhấn và từng ô phố cho khu vực thiết kế. Bản vẽ thể hiện theo tỷ lệ thích hợp.