13:56 - 11/11/2024

Nội dung quan trắc và báo cáo khí tượng hàng không dân dụng được quy định như thế nào?

Nội dung quan trắc và báo cáo khí tượng hàng không dân dụng được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này?

Nội dung chính

    Nội dung quan trắc và báo cáo khí tượng hàng không dân dụng được quy định như thế nào?

    Nội dung quan trắc và báo cáo khí tượng hàng không dân dụng được quy định tại Điều 5 Thông tư 19/2009/TT-BGTVT quy định về khí tượng hàng không dân dụng như sau:

    1. Quan trắc gió bề mặt:

    a) Hướng và tốc độ gió ghi trong bản tin là giá trị thực ở độ cao 10 mét so với bề mặt đường cất hạ cánh;

    b) Giá trị gió đo được đặc trưng dọc đường cất hạ cánh sử dụng cho tàu bay cất cánh; giá trị gió đo được tại khu vực tiếp đất sử dụng cho tàu bay hạ cánh; giá trị gió đo được đặc trưng dọc đường cất hạ cánh sử dụng cho bản tin METAR;

    c) Hướng gió và tốc độ gó là giá trị quan trắc trung bình 02 phút sử dụng cho bản tin phục vụ tàu bay cất hạ cánh và trung bình 10 phút sử dụng cho bản tin METAR;

    d) Hướng gió được làm tròn đến giá trị 100 gần nhất và tốc độ gió được ghi bằng đơn vị knot (kt).

    2. Quan trắc tầm nhìn ngang khí tượng (MOR), tầm nhìn đường cất hạ cánh (RVR):

    a) Giá trị MOR đo được đặc trưng dọc đường cất hạ cánh sử dụng cho tàu bay cất cánh; giá trị MOR đo được đặc trưng cho khu vực tiếp đất sử dụng cho tàu bay hạ cánh; giá trị MOR đo được đặc trưng cho khu vực cảng hàng không, sân bay sử dụng cho bản tin METAR;

    b) Giá trị RVR đo đặc trưng cho vùng tàu bay tiếp đất được sử dụng tại cảng hàng không, sân bay thực hiện phương thức tiếp cận chính xác có trang bị hệ thống đèn đường cất hạ cánh theo tiêu chuẩn CAT I; giá trị RVR đo đặc trưng cho vùng tàu bay tiếp đất và điểm giữa đường cất hạ cánh được sử dụng tại cảng hàng không, sân bay thực hiện phương thức tiếp cận chính xác theo tiêu chuẩn CAT II; giá trị RVR đo đặc trưng cho vùng tàu bay tiếp đất, điểm giữa và điểm cuối đường cất hạ cánh được sử dụng tại cảng hàng không, sân bay thực hiện phương thức tiếp cận chính xác theo tiêu chuẩn CAT III;

    c) Tầm nhìn RVR được xác định bằng máy đo, thực hành quan trắc;

    d) Tại cảng hàng không, sân bay chưa có máy đo RVR, việc xác định tầm nhìn được thực hiện bằng mắt dựa trên sơ đồ các tiêu điểm tầm nhìn ngang đã được thiết lập.

    3. Quan trắc hiện tượng thời tiết: hiện tượng thời tiết đặc trưng cho khu vực cảng hàng không, sân bay sử dụng cho tàu bay cất, hạ cánh; hiện tượng thời tiết đặc trưng cho cảng hàng không, sân bay và vùng lân cận cảng hàng không, sân bay sử dụng cho bản tin METAR.

    4. Quan trắc mây:

    a) Quan trắc mây đặc trưng vùng tiếp cận sử dụng cho tàu bay cất, hạ cánh; đặc trưng cho cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay sử dụng cho bản tin METAR;

    b) Tại cảng hàng không, sân bay chưa có máy đo mây, việc xác định lượng, loại, độ cao chân mây do nhân viên quan trắc thực hiện bằng mắt.

    5. Quan trắc nhiệt độ không khí, nhiệt độ điểm sương đặc trưng cho đường cất hạ cánh và được làm tròn thành số nguyên 0C.

    6. Quan trắc khí áp: Khí áp quy về mực nước biển trung bình (QNH) và khí áp tại mực sân bay (QFE) được làm tròn xuống số nguyên hPa gần nhất.

    7. Quan trắc tin tức bổ sung: Quan trắc hiện tượng thời tiết nguy hiểm trong khu tiếp cận và khu vực lấy độ cao.

    8. Báo cáo:

    a) Nội dung báo cáo bản tin thời tiết thường lệ và bản tin thời tiết đặc trưng được trình bày bằng ngôn ngữ thông thường dưới dạng chữ viết tắt và dạng mã luật khí tượng hàng không METAR;

    b) Tại cảng hàng không, sân bay có hệ thống quan trắc và báo cáo thời tiết tự động nhưng không khai thác ban đêm được phép sử dụng thuật ngữ AUTO trong báo cáo bản tin METAR.

    Trên đây là quy định về Nội dung quan trắc và báo cáo khí tượng hàng không dân dụng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 19/2009/TT-BGTVT. 

    Trân trọng!

    7