16:21 - 09/11/2024

Những trường hợp nào bị từ chối cấp phiếu lý lịch tư pháp? Thông tin lý lịch tư pháp về án tích được xác lập từ các nguồn nào?

Những trường hợp nào bị từ chối cấp phiếu lý lịch tư pháp? Thông tin lý lịch tư pháp về án tích được xác lập từ các nguồn nào?

Nội dung chính

    Những trường hợp nào bị từ chối cấp phiếu lý lịch tư pháp? Thông tin lý lịch tư pháp về án tích được xác lập từ các nguồn nào?

    Những trường hợp nào bị từ chối cấp phiếu lý lịch tư pháp?

    Căn cứ Điều 49 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp:

    Từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp

    Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có quyền từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

    1. Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp không thuộc thẩm quyền;

    2. Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người khác mà không đủ điều kiện quy định tại Điều 7 và khoản 3 Điều 45 của Luật này;

    3. Giấy tờ kèm theo Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp không đầy đủ hoặc giả mạo.

    Trường hợp từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.

    Như vậy, những trường hợp bị từ chối cấp phiếu lý lịch tư pháp bao gồm:

    [1] Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp không thuộc thẩm quyền

    [2] Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người khác mà không đủ điều kiện sau:

    - Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình

    - Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.

    - Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

    - Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.

    [3] Giấy tờ kèm theo Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp không đầy đủ hoặc giả mạo.

    Những trường hợp nào bị từ chối cấp phiếu lý lịch tư pháp? Thông tin lý lịch tư pháp về án tích được xác lập từ các nguồn nào? (Hình từ Internet)

    Thông tin lý lịch tư pháp về án tích được xác lập từ các nguồn nào?

    Căn cứ Điều 15 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định thông tin lý lịch tư pháp về án tích được xác lập từ các nguồn sau:

    - Bản án hình sự sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật và bản án hình sự phúc thẩm

    - Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm về hình sự

    - Quyết định thi hành án hình sự

    - Quyết định miễn chấp hành hình phạt

    - Quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt

    - Quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù

    - Quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù

    - Quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước

    - Giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù; văn bản thông báo kết quả thi hành hình phạt trục xuất

    - Giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo và các hình phạt bổ sung

    - Quyết định thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí và các nghĩa vụ dân sự khác của người bị kết án; quyết định đình chỉ thi hành án; giấy xác nhận kết quả thi hành án; văn bản thông báo kết thúc thi hành án trong trường hợp người bị kết án đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình

    - Quyết định ân giảm hình phạt tử hình

    - Giấy chứng nhận đặc xá, đại xá

    - Quyết định xóa án tích

    - Giấy chứng nhận đương nhiên được xóa án tích

    - Trích lục bản án hoặc trích lục án tích của công dân Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự hoặc theo nguyên tắc có đi có lại

    - Quyết định của Toà án Việt Nam về việc dẫn độ để thi hành án tại Việt Nam; quyết định của Tòa án Việt Nam về việc tiếp nhận chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù; thông báo về quyết định đặc xá, đại xá, miễn, giảm hình phạt của nước chuyển giao đối với người đang chấp hành hình phạt tù

    - Thông báo về việc thực hiện quyết định dẫn độ người bị kết án, quyết định chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài

    Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho trường hợp nào?

    Căn cứ Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp:

    Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp

    1. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

    a) Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;

    b) Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

    2. Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

    a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;

    b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;

    c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

    3. Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.

    Trong trường hợp cần thiết, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

    4. Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp phải được ghi vào sổ cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

    Như vậy, Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

    - Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước

    - Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài

    - Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

    26