Những quyền lợi Bảo hiểm xã hội mà người lao động cao tuổi nghỉ việc được hưởng là gì?
Nội dung chính
Những quyền lợi Bảo hiểm xã hội mà người lao động cao tuổi nghỉ việc được hưởng là gì?
Trợ cấp thất nghiệp
Thủ tục đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại Nghị định 28/2015/NĐ-CP:
Hồ sơ gồm:
- Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
+ Quyết định thôi việc;
+ Quyết định sa thải;
+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
- Sổ bảo hiểm xã hội.
Nơi nộp hồ sơ: Trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Thời hạn nộp hồ sơ: trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
Thời hạn giải quyết: Tối đa 25 ngày từ ngày nộp hồ sơ.
Bảo hiểm xã hội một lần
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 "Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần."
Thủ tục đề nghị nhận bảo hiểm xã hội một lần được quy định tại Quyết định 636/QĐ-BHXH năm 2016, Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Hồ sơ gồm:
- Sổ bảo hiểm xã.
- Đơn theo mẫu số 14-HSB (bản chính).
Nơi nộp hồ sơ: Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi cư trú
Thời hạn nộp hồ sơ: trong thời hạn 30 ngày tính đến thời Điểm người lao động đủ điều kiện được hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Thời hạn giải quyết: 10 ngày kể từ ngày cơ quan bảo hiểm nhận được hồ sơ hợp lệ.
Đóng BHXH tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP về hình thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:"Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu."
Đối với trường hợp này nếu như chị lao công không muốn lãnh bảo hiểm xã hội một lần thì có thể lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần cho những năm còn thiếu (không quá 120 tháng) để có thể đủ điều kiện nhận lương hưu.
Như vậy, khi nghỉ việc tại công ty thì chị lao công có thể có 2 lựa chọn: thứ nhất là nhận trợ cấp thất nghiệp và bảo hiểm xã hội một lần; thứ hai là nhận trợ cấp thất nghiệp, sau đó có thể đóng tiếp bảo hiểm xã hội một lần để nhận lương hưu hằng tháng.