10:43 - 12/11/2024

Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở đào tạo lái xe là gì?

Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở đào tạo lái xe được quy định như thế nào? Hiện đang làm việc trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Tôi đang tìm hiểu về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở đào tạo lái xe. Cho tôi hỏi nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở đào tạo lái xe được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này?

Nội dung chính

    Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở đào tạo lái xe là gì?

    Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở đào tạo lái xe được quy định tại Điều 5 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ như sau: 

    1. Tổ chức tuyển sinh đào tạo bảo đảm các điều kiện đối với người học theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này.

    2. Ký hợp đồng đào tạo với người học lái xe ô tô theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

    3. Công khai quy chế tuyển sinh và quản lý đào tạo của cơ sở đào tạo lái xe.

    4. Cơ sở đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3, A4 phải duy trì cơ sở vật chất, kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn theo quy định tại Tiêu chuẩn kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành.

    5. Tổ chức đào tạo mới và đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe ô tô theo lưu lượng, thời hạn, địa điểm, hạng giấy phép lái xe ghi trong giấy phép đào tạo lái xe.

    6. Tổ chức đào tạo các hạng A1, A2, A3, A4 đúng phương án hoạt động đào tạo đã đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này.

    7. Được tổ chức đào tạo vào ngày nghỉ, ngày lễ, ngoài giờ hành chính cho người có nhu cầu, nhưng phải bảo đảm nội dung, chương trình và thời gian quy định.

    8. Đăng ký kỳ sát hạch theo quy định.

    9. Duy trì, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập để nâng cao chất lượng đào tạo lái xe.

    10. Lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan của khóa đào tạo.

    11. Bảo đảm giáo viên khi dạy thực hành lái xe phải đeo phù hiệu "Giáo viên dạy lái xe", học viên tập lái xe trên đường phải đeo phù hiệu "Học viên tập lái xe". Phù hiệu do cơ sở đào tạo lái xe cấp, quản lý theo mẫu quy định tại Phụ lục 1a và Phụ lục 1b ban hành kèm theo Thông tư này.

    12. Tổ chức kiểm tra, cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo cho người học lái xe ô tô và máy kéo hạng A4.

    13. Thu và sử dụng học phí đào tạo lái xe theo quy định hiện hành.

    14. Tuyển dụng, quản lý, tổ chức tập huấn nghiệp vụ giáo viên dạy thực hành lái xe cho đội ngũ giáo viên bảo đảm tiêu chuẩn và báo cáo cơ quan có thẩm quyền kiểm tra cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo quy định.

    15. Báo cáo đăng ký sát hạch

    a) Đào tạo lái xe các hạng A1, A2: cơ sở đào tạo lập báo cáo đăng ký sát hạch theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này; báo cáo phải có dấu giáp lai của cơ sở đào tạo;

    b) Đào tạo lái xe các hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E và F: cơ sở đào tạo lập báo cáo đăng ký sát hạch lái xe, danh sách học sinh (báo cáo 1), danh sách đề nghị xác minh giấy phép lái xe đã cấp (đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe), kế hoạch đào tạo của khóa học theo mẫu quy định tại Phụ lục 3a, Phụ lục 3b, Phụ lục 3c và Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơ quan quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe; báo cáo phải có dấu giáp lai của cơ sở đào tạo;

    c) Báo cáo 1 gửi bằng đường bưu chính và truyền dữ liệu qua hệ thống thông tin giấy phép lái xe về Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải đối với đào tạo lái xe các hạng A1, A2 trước kỳ sát hạch ít nhất 04 ngày làm việc, hạng A3, A4 ngay sau khai giảng, các hạng B1, B2, D, E, F không quá 07 ngày sau khai giảng và không quá 15 ngày sau khai giảng đối với hạng C; Trưởng cơ quan quản lý sát hạch kiểm tra, ký tên vào từng trang.

    Trên đây là nội dung tư vấn về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở đào tạo lái xe. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 12/2017/TT-BGTVT.

    13