14:05 - 12/11/2024

Nguyên tắc kê khai tài sản, thu nhập

Xin hỏi hiện nhà nước có văn bản quy định trách nhiệm của người phải kê khai tài sản và nếu kê khai không đúng thì xử lý như thế nào?

Nội dung chính

    Việc kê khai tài sản đối với cán bộ, công chức, viên chức đã được thực hiện từ nhiều năm, song trong thực tế thấy nhiều quan chức có tài sản, nhà đất ở các thành phố lớn hoặc cổ phần của họ tại các doanh nghiệp, họ không kê khai và cũng không có cơ sở nào để xác minh nguồn gốc tài sản đó họ có là do đâu. Xin hỏi hiện Nhà nước có văn bản quy định trách nhiệm của người phải kê khai tài sản và nếu kê khai không đúng thì xử lý như thế nào?

    Nguyên tắc kê khai tài sản, thu nhập

    Theo Luật phòng chống tham nhũng và Nghị định mới nhất của Chính phủ (Nghị định số 78/2013 ngày 17/7/2013) về minh bạch tài sản, thu nhập quy định mục đích của việc kê khai tài sản, thu nhập là để cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền biết được tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai nhằm minh bạch tài sản, thu nhập của người đó; phục vụ cho công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức góp phần phòng ngừa và ngăn chặn hành vi tham nhũng. Người có nghĩa vụ kê khai có trách nhiệm tự kê khai các thông tin theo quy định tại mẫu Bản kê khai và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, đầy đủ đối với nội dung kê khai. Tài sản, thu nhập phải kê khai là tài sản, thu nhập thuộc sở hữu hoặc quyền sử dụng của bản thân, của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên tại thời điểm hoàn thành Bản kê khai. Giá trị tài sản, thu nhập kê khai được tính bằng tiền phải trả khi mua, khi nhận chuyển nhượng, xây dựng hoặc giá trị ước tính khi được cho, tặng, thừa kế. Trách nhiệm của người có nghĩa vụ kê khai được quy định: Kê khai trung thực, đầy đủ, rõ ràng, đúng thời hạn các thông tin về số lượng, giá trị tài sản, thu nhập và những biến động về tài sản, thu nhập phải kê khai theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng và Nghị định này. Giải trình trung thực, đầy đủ, kịp thời về các nội dung liên quan đến việc kê khai tài sản, thu nhập; nguồn gốc tài sản tăng thêm khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền phục vụ cho việc xác minh tài sản, thu nhập. Thực hiện quyết định xử lý vi phạm quy định về minh bạch tài sản, thu nhập của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền. Những hành vi bị nghiêm cấm: Kê khai tài sản, thu nhập, giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm không trung thực, không đầy đủ, không kịp thời; tẩu tán tài sản; che dấu thu nhập dưới mọi hình thức. Khai thác, sử dụng trái pháp luật Bản kê khai; lợi dụng việc minh bạch tài sản, thu nhập để gây mất đoàn kết nội bộ; gây khó khăn, cản trở việc xác minh tài sản, thu nhập; xuyên tạc, xúc phạm danh dự, uy tín của người được xác minh hoặc để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Cố ý làm sai lệch nội dung, hủy hoại Bản kê khai. Làm sai lệch hồ sơ, kết quả xác minh; tiết lộ thông tin của hồ sơ xác minh tài sản, thu nhập khi chưa được phép của người có thẩm quyền. Từ quy định trên cho thấy, Nghị định 78CP đã quy định rất rõ trách nhiệm của người kê khai cũng như những hành vi bị nghiêm cấm đối với người có nghĩa vụ kê khai, ông nghiên cứu vận dụng.

    10