Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động chưa thành niên làm các công việc gì?
Nội dung chính
Người lao động chưa thành niên bao gồm những đối tượng nào?
Theo Điều 143 Bộ luật Lao động 2019 quy định về lao động chưa thành niên cụ thể như sau:
Lao động chưa thành niên
1. Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.
2. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.
3. Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
4. Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này.
Như vậy, người lao động chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi và mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có công việc được làm khác nhau. Căn cứ theo quy định trên thì người lao động chưa thành niên được bao gồm những đối tượng như sau:
- Người lao động chưa đủ 13 tuổi.
- Người lao động từ đủ 13 đến dưới 15.
- Người lao động từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi.
Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động chưa thành niên làm các công việc gì? (Hình từ Internet)
Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động chưa thành niên làm các công việc gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 143 Bộ Luật Lao động 2019, người lao động chưa thành niên được làm các công việc sau:
- Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được làm các công việc bình thường trừ các công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ Luật Lao động 2019
- Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
- Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bên cạnh đó, người sử dụng lao động chưa thành niên phải tuân theo quy định về giờ giấc làm việc của lao động chưa thành niên được quy định tại Điều 146 Bộ Luật Lao động 2019 như sau:
- Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
- Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 146 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời giờ làm việc của người chưa thành niên cụ thể như sau:
Thời giờ làm việc của người chưa thành niên
1. Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
2. Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Như vậy, thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên được pháp luật quy định, cụ thể:
- Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
- Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần.
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo pháp luật quy định.
Xem thêm danh sách bài mới cập nhật:>>>
Giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ được trả trong bao lâu?
Lương cơ sở tăng thì người hướng dẫn tập sự viên chức được nhận phụ cấp trách nhiệm bao nhiêu?