Người lái xe máy mới mua chưa có biển số xe có bị phạt theo Nghị định 168/2024 không?
Nội dung chính
Người lái xe máy mới mua chưa có biển số xe mà tham gia giao thông có bị phạt không?
Căn cứ khoản 1 Điều 35 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định như sau:
Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ
1. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Được cấp chứng nhận đăng ký xe và gắn biển số xe theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, phương tiện muốn tham gia giao thông trên đường thì phải đáp ứng hai điều kiện sau đây:
- Được cấp chứng nhận đăng ký xe và gắn biển số xe theo quy định của pháp luật;
- Bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Do đó, người lái xe mới mua chưa có biển số tham gia giao thông sẽ bị phạt đồng thời 02 lỗi: Lỗi không có giấy đăng ký xe và lỗi không gắn biển số xe.
Tuy nhiên, căn cứ khoản 5 Điều 35 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 và khoản 5 Điều 24 Thông tư 79/2024/TT-BCA quy định xe đăng ký tạm thời được phép tham gia giao thông theo thời hạn, tuyến đường và phạm vi hoạt động ghi trong chứng nhận đăng ký xe tạm thời. Như vậy, trường hợp người lái xe mới không gắn biển số nhưng nếu xe có đăng ký tạm thời thì sẽ được tham gia giao thông theo thời hạn, tuyến đường và phạm vi hoạt động ghi trong chứng nhận đăng ký xe tạm thời.
Người lái xe máy mới mua chưa có biển số xe có bị phạt theo Nghị định 168/2024 không? (Hình từ Internet)
Mức phạt lỗi xe máy mới mua chưa có biển số xe mà tham gia giao thông theo Nghị định 168/2024
Căn cứ điểm a khoản 2, điểm a khoản 3, điểm a, b khoản 5, điểm a, b khoản 8 Điều 14 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
...
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe) hoặc sử dụng chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe) đã hết hạn sử dụng, hết hiệu lực;
...
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với chứng nhận đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp;
...
5. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này bị tịch thu biển số xe;
b) Thực hiện hành vi quy định lại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này trong trường hợp không có chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe) hoặc sử dụng chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe) không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số động cơ (số máy) của xe hoặc bị tẩy xóa mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng nhận nguồn gốc xe, chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện.
...
8. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị trừ điểm giấy phép lái xe như sau:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 02 điểm;
b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 06 điểm.
Theo đó, mức phạt lỗi người lái xe máy mới mua chưa có biển số xe sẽ chịu bao gồm:
- Lỗi điều khiển xe không có giấy chứng nhận đăng ký xe: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, bị tịch thu phương tiện và trừ 02 điểm giấy phép lái xe.
- Lỗi điều khiển xe không gắn biển số: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng, tịch thu biển số xe và trừ 06 điểm giấy phép lái xe.
Như vậy, tổng mức phạt là phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng, tịch thu phương tiện và bị trừ 08 điểm giấy phép lái xe.
Cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt trong cùng một lần thì xử lý như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn
...
2. Trình tự, thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Trường hợp một cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần thì bị phạt tiền đối với từng hành vi vi phạm, nếu có hành vi vi phạm bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe và hành vi vi phạm bị trừ điểm giấy phép lái xe thì chỉ áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.
Như vậy, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần thì bị phạt tiền đối với từng hành vi vi phạm, nếu có hành vi vi phạm bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe và hành vi vi phạm bị trừ điểm giấy phép lái xe thì chỉ áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.