08:05 - 13/11/2024

Một số biểu hiện bệnh lý thường gặp của mạch trong khám chữa bệnh y học cổ truyền

Đọc một số quy định về khám chữa bệnh y học cổ truyền. Có thắc mắc sau tôi chưa nắm rõ mong nhận phản hồi, thắc mắc có nội dung: Một số biểu hiện bệnh lý thường gặp của mạch trong khám chữa bệnh y học cổ truyền bao gồm những bệnh nào? 

Nội dung chính

    Một số biểu hiện bệnh lý thường gặp của mạch trong khám chữa bệnh y học cổ truyền

    Tại quy trình số 4 của Quyết định 26/2008/QĐ-BYT về Quy trình kỹ thuật Y học cổ truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, có quy định:

    + Độ nông sâu của mạch: mạch phù và mạch trầm

    - Mạch phù: đặt ngón tay nhẹ đã cảm thấy cảm giác mạch đập rõ, ấn dần xuống mạch đập yếu đi, thường bệnh ở biểu.

    Phù mà có lực là biểu thực, phù mà vô lực là biểu hư.

    Mắc bệnh ngoại cảm, sợ lạnh, phát sốt, không ra mồ hôi, mạch phù khẩn là biểu thực hàn. Cũng bị bệnh ngoại cảm, sợ gió, phát sốt, ra mồ hôi, mạch phù nhược là biểu hư hàn. Bệnh truyền nhiễm cấp tính thời kỳ đầu đa số thấy mạch phù

    - Mạch trầm: đặt ngón tay nhẹ chưa thấy cảm giác mạch đập, dùng lực ấn ngón tay xuống sâu (trung án), mới có cảm giác mạch đập, thường bệnh đã vào lý.

    Mạch trầm có lực là lý thực. Mạch trầm vô lực là lý hư.

    + Tần số mạch: mạch trì và mạch sác

    - Mạch trì: là một hơi thở có 3 mạch đập (khoảng dưới 60 lần/phút), thuộc về hàn chứng

    Mạch phù trì là biểu hàn, mạch trầm trì là lý hàn.

    Mạch trì có lực là thực hàn, mạch trì vô lực là hư hàn.

    Nếu Người bệnh xuất hiện lưng gối đau mỏi, đi ngoài lỏng vào lúc sáng sớm, đau bụng, lưỡi nhuận, mạch trầm trì vô lực là biểu hiện hội chứng thận dương hư- thuộc lý hư hàn

    - Mạch sác: là một hơi thở có trên 5 mạch đập (khoảng trên 90 lần/phút), thuộc về nhiệt chứng

    Mạch sác có lực là thực nhiệt, mạch sác tế nhược là âm hư sinh nội nhiệt.

    + Cường độ mạch: mạch hư và mạch thực

    - Mạch thực: là mạch đập cho cảm giác cứng, đầy, chắc, như lốp xe bơm căng, đập có lực (hữu lực), thuộc thực chứng, do nhiệt, hoả, thực tích...

    Thực hoạt là đàm thấp ngưng kết. Mạch thực huyền là can khí uất kết

    - Mạch hư là mạch đập cho cảm giác mềm, không đầy, ấm mạnh thường mất, vô lực, thuộc hư chứng, do khí, huyết, hoặc âm, dương hư.

    + Tốc độ tuần hoàn trong lòng mạch: mạch hoạt và mạch sáp

    - Mạch hoạt: là mạch đến đi rất lưu lợi, có cảm giác như dưới ngón tay có những hạt châu lăn. Thường gặp ở trẻ em, phụ nữ khi có kinh hay có thai. Những người bị đàm thấp (vô hình do rối loạn lipit máu và hữu hình do ho khạc đờm), thực ngưng...

    - Mạch sáp: là mạch đến đi rất khó khăn, đến như là chưa đến, đi như là chưa đi. Do huyết hư, khí trệ hoặc hàn ngưng.

    + Độ cứng mềm của mạch: mạch huyền và mạch khẩn :

    - Mạch huyền: căng, như sờ sợi dây đàn, cứng, thế mạch khẩn cấp, có lực. Đại diện cho can thực (can phong, can khí uất kết...), còn gặp trong các chứng có đau. Mạch huyền hoạt là đàm ẩm.

    - Mạch khẩn : căng, như sờ trên sợi dây thừng (không thẳng băng, có chỗ lồi chỗ lõm), thế mạch khẩn cấp, có lực. Cũng thừơng gặp trong các chứng bệnh có đau, hàn chứng.

    Bị ngoại cảm phong hàn mạch phù khẩn, khi lý hàn mạch trầm khẩn.

    Chứng tý thể hàn tý với các khớp đau dữ dội, cố định một chỗ, chườm nóng đỡ đau, đa số là mạch huyền khẩn.

    Khi có biểu hiện xơ cứng động mạch thì cũng xuất hiện mạch khẩn

    Ngoài ra còn có một số loại mạch khác như hồng, kết, đại, súc... nhưng trên lâm sàng ít gặp hơn.

    17