07:46 - 11/11/2024

Mô hình thành lập công ty dành cho Freelancer

Mô hình thành lập công ty dành cho Freelancer

Nội dung chính

    Mô hình thành lập công ty dành cho Freelancer

    1. Về việc thành lập doanh nghiệp để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh:

    Hiện pháp luật quy định nhiều loại hình tổ chức kinh doanh, cụ thể các mô hình cơ bản, dễ áp dụng là:

    - Công ty cổ phần: cần tối thiểu có 3 cổ đông góp vốn thành lập và không giới hạn số lượng;

    - Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: cần tối thiểu 2 thành viên sáng lập và số lượng thành viên không quá 50.

    - Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên: do 1 thành viên sáng lập;

    - Công ty hợp danh;

    - Công ty tư nhân: do 1 cá nhân đứng ra thành lập;

    - Hộ kinh doanh cá thể: do một hoặc vài cá nhân được ra thành lập.

    Bạn căn cứ vào nhu cầu thực tế của mình để lựa chọn loại hình phù hợp. 

    2. Hạch toán thu/chi của công ty: 

    Như thông tin bạn trình bày được hiểu rằng, hoạt động chính của công ty sẽ là cung cấp dịch vụ. Nếu bạn có những đơn hàng tư vấn, bạn cần ký hợp đồng với đơn vị yêu cầu dịch vụ, xuất hóa đơn GTGT và báo cáo, kê khai, hạch toán thuế theo tháng/quý/năm tại cơ quan thuế nơi bạn đăng ký hoạt động.

    Thuế giá trị gia tăng phải nộp sẽ tùy vào loại hàng hóa dịch vụ mà có mức thuế suất khác nhau.

    Thuế thu nhập doanh nghiệp kể từ ngày 1/1/2014 là 22% và được chuyển sang áp dụng thuế suất 20% kể từ ngày 1/1/2016 trừ trường hợp đặc biệt. Các doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng áp dụng thuế suất 20%. Doanh thu làm căn cứ xác định mức thuế suất này là doanh thu của năm trước liền kề.

    Thuế thu nhập cá nhân cho người lao động cùng với chi phí lương nhân viên, bảo hiểm xã hội, điện, điện thoại, nước, tiền thuê mặt bằng, văn phòng phẩm, tiếp khách... sẽ được xác định là chi phí hợp lý nếu có đầy đủ chứng từ hợp lệ.

    15