11:55 - 08/01/2025

Mẫu ca dao tục ngữ về lòng biết ơn thầy cô hay nhất? Học sinh bắt đầu học ca dao tục ngữ trong chương trình lớp mấy?

Ca dao tục ngữ về lòng biết ơn thầy cô hay nhất? Học sinh bắt đầu học ca dao tục ngữ trong chương trình lớp mấy?

Nội dung chính

    Mẫu ca dao tục ngữ về lòng biết ơn thầy cô hay nhất?

    Ca dao, tục ngữ về lòng biết ơn thầy cô là những câu nói ngắn gọn, súc tích, mang tính dân gian, thể hiện thái độ trân trọng, biết ơn sâu sắc của người học đối với người thầy. Những câu ca dao, tục ngữ này đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác, trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Việt Nam.

    Mẫu ca dao tục ngữ về lòng biết ơn thầy cô hay nhất?

    1.Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên:

    Ý nghĩa: Câu ca dao này khẳng định công ơn của cha mẹ và thầy cô là vô cùng lớn lao, không thể nào quên. Cha mẹ sinh con ra và nuôi dưỡng, thầy cô dạy dỗ con người nên người.

    2.Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy:

    Ý nghĩa: Muốn đạt được điều gì đó, chúng ta cần có những hành động cụ thể. Muốn con cái thành tài, cha mẹ cần tôn trọng và yêu quý thầy cô của con.

    3.Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy:

    Ý nghĩa: Dù chỉ học được một chút kiến thức nhỏ từ thầy cô, ta cũng phải biết ơn họ vì đã truyền dạy. Thầy cô không chỉ dạy chữ mà còn dạy người.

    4.Dạy con một ngày không bằng hỏi thầy một câu:

    Ý nghĩa: Muốn con cái tiến bộ, cha mẹ nên khuyến khích con hỏi thầy cô những điều chưa hiểu. Việc hỏi thầy cô thể hiện sự tôn trọng và ham học hỏi.

    5.Không thầy đố mày làm nên:

    Ý nghĩa: Thành công của mỗi người đều có sự đóng góp của thầy cô. Thầy cô là người dẫn đường chỉ lối, giúp chúng ta đạt được những mục tiêu trong cuộc sống.

    *Lưu ý: Thông tin về mẫu ca dao tục ngữ về lòng biết ơn thầy cô hay nhất chỉ mang tính chất tham khảo./.

    Mẫu ca dao tục ngữ về lòng biết ơn thầy cô hay nhất? Ca dao tục ngữ về lòng biết ơn thầy cô sẽ bắt đầu học trong chương trình lớp mấy?

    Mẫu ca dao tục ngữ về lòng biết ơn thầy cô hay nhất? Học sinh bắt đầu học ca dao tục ngữ trong chương trình lớp mấy? (Hình từ Internet)

    Học sinh bắt đầu học ca dao tục ngữ trong chương trình lớp mấy?

    Căn cứ Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông ngữ văn Ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về ngữ liệu cần đạt đối với chương trình lớp 4 như sau:

    - Văn bản văn học

    +Truyện cổ, truyện ngắn; đoạn (bài) văn miêu tả

    + Đoạn thơ, bài thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ

    + Kịch bản văn học

    + Độ dài của văn bản: truyện, kịch bản khoảng 280 - 330 chữ, bài miêu tả khoảng 200 - 250 chữ, thơ khoảng 100 - 120 chữ

    - Văn bản thông tin

    + Văn bản chỉ dẫn các bước thực hiện một công việc hoặc cách làm, cách sử dụng một sản phẩm

    + Giấy mời

    +Thư thăm hỏi, thư cảm ơn, thư xin lỗi

    + Đơn (xin nghỉ học, xin nhập học)

    + Báo cáo công việc

    + Độ dài của văn bản: khoảng 150 - 180 chữ

    - Gợi ý chọn văn bản: xem danh mục gợi ý

    Như vậy, Ca dao tục ngữ về lòng biết ơn thầy cô sẽ bắt đầu học trong chương trình lớp 4.

    Quy định về năng lực đặc thù đối với chương trình lớp 4?

    Căn cứ Mục 4 Chương trình giáo dục phổ thông ngữ văn Ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định năng lực đặc thù đối với chương trình lớp 4 như sau:

    - Về năng lực ngôn ngữ:

    + Đọc đúng, trôi chảy và diễn cảm văn bản; hiểu được nội dung chính của văn bản, chủ yếu là nội dung tường minh; bước đầu hiểu được nội dung hàm ẩn như chủ đề, bài học rút ra từ văn bản đã đọc.

    + Đọc hiểu nội dung cụ thể, hiểu chủ đề, hiểu bài học rút ra được từ văn bản.

    + Viết được bài văn ngắn hoàn chỉnh, chủ yếu là bài văn kể, tả và bài giới thiệu đơn giản.

    + Viết được văn bản kể lại những câu chuyện đã đọc, những sự việc đã chứng kiến, tham gia, những câu chuyện do học sinh tưởng tượng; miêu tả những sự vật, hiện tượng quen thuộc; giới thiệu về những sự vật và hoạt động gần gũi với cuộc sống của học sinh.

    + Viết đoạn văn nêu những cảm xúc, suy nghĩ của học sinh khi đọc một câu chuyện, bài thơ, khi chứng kiến một sự việc gợi cho học sinh nhiều cảm xúc; nêu ý kiến về một vấn đề đơn giản trong học tập và đời sống; viết một số kiểu văn bản như: bản tự thuật, tin nhắn, giấy mời, thời gian biểu, đơn từ,...; bước đầu biết viết theo quy trình; bài viết cần có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài).

    + Trình bày dễ hiểu các ý tưởng và cảm xúc; bước đầu biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ thích hợp khi nói; kể lại được một cách rõ ràng câu chuyện đã đọc, đã nghe; biết chia sẻ, trao đổi những cảm xúc, thái độ, suy nghĩ của mình đối với những vấn đề được nói đến; biết thuyết minh về một đối tượng hay quy trình đơn giản.

    + Nghe hiểu với thái độ phù hợp và nắm được nội dung cơ bản; nhận biết được cảm xúc của người nói; biết cách phản hồi những gì đã nghe.

    - Năng lực văn học:

    + Phân biệt văn bản truyện và thơ (đoạn, bài văn xuôi và đoạn, bài văn vần); nhận biết được nội dung văn bản và thái độ, tình cảm của người viết; bước đầu hiểu được tác dụng của một số yếu tố hình thức của văn bản văn học (ngôn từ, nhân vật, cốt truyện, vần thơ, so sánh, nhân hoá). Biết liên tưởng, tưởng tượng và diễn đạt có tính văn học trong viết và nói.

    + Biết cách đọc diễn cảm văn bản văn học; kể lại, tóm tắt được nội dung chính của câu chuyện, bài thơ; nhận xét được các nhân vật, sự việc và thái độ, tình cảm của người viết trong văn bản;

    + Nhận biết được thời gian và địa điểm, một số kiểu vần thơ, nhịp thơ, từ ngữ, hình ảnh đẹp, độc đáo và tác dụng của các biện pháp tu từ nhân hoá, so sánh. Hiểu được ý nghĩa hoặc bài học rút ra từ văn bản. Viết được đoạn, bài văn kể chuyện, miêu tả thể hiện cảm xúc và khả năng liên tưởng, tưởng tượng

    >>> Tải về xem chi tiết Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn.

    2