10:02 - 07/11/2024

Mẫu C2-02a/NS giấy rút dự toán ngân sách nhà nước? Lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm dự trên các căn cứ nào?

Mẫu C2-02a/NS giấy rút dự toán ngân sách nhà nước? Lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm dự trên các căn cứ nào?

Nội dung chính

    Mẫu C2-02a/NS giấy rút dự toán ngân sách nhà nước?

    Căn cứ Mẫu C2-02a/NS ban hành kèm theo Nghị định 11/2020/NĐ-CP quy định mẫu giấy rút dự toán ngân sách nhà nước như sau:

    Tải về mẫu giấy rút dự toán ngân sách nhà nước: Tải về

    Lưu ý: Mẫu C2-02a/NS giấy rút dự toán ngân sách nhà nước áp dụng đối với trường hợp rút dự toán ngân sách nhà nước, không kèm nộp thuế

    Mẫu C2-02a/NS giấy rút dự toán ngân sách nhà nước? Lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm dự trên các căn cứ nào?

    Mẫu C2-02a/NS giấy rút dự toán ngân sách nhà nước? Lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm dự trên các căn cứ nào? (Hình từ Internet)

    Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định dự toán ngân sách nhà nước?

    Căn cứ Điều 19 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội:

    Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội
    1. Làm luật và sửa đổi luật trong lĩnh vực tài chính - ngân sách.
    2. Quyết định chính sách cơ bản về tài chính - ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ.
    3. Quyết định kế hoạch tài chính 05 năm.
    4. Quyết định dự toán ngân sách nhà nước:
    a) Tổng số thu ngân sách nhà nước, bao gồm thu nội địa, thu dầu thô, thu từ hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu, thu viện trợ không hoàn lại;
    b) Tổng số chi ngân sách nhà nước, bao gồm chi ngân sách trung ương và chi ngân sách địa phương, chi tiết theo chi đầu tư phát triển, chi dự trữ quốc gia, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi, chi viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách. Trong chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên có mức chi cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề; khoa học và công nghệ;
    c) Bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương, chi tiết từng địa phương; nguồn bù đắp bội chi ngân sách nhà nước;
    đ) Tổng mức vay của ngân sách nhà nước, bao gồm vay để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước và vay để trả nợ gốc của ngân sách nhà nước.
    5. Quyết định phân bổ ngân sách trung ương:
    a) Tổng số chi ngân sách trung ương được phân bổ; chi đầu tư phát triển theo từng lĩnh vực; chi thường xuyên theo từng lĩnh vực; chi dự trữ quốc gia; chi trả nợ lãi, chi viện trợ; chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính; dự phòng ngân sách;
    b) Dự toán chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi dự trữ quốc gia, chi viện trợ của từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương theo từng lĩnh vực;
    c) Mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng địa phương, bao gồm bổ sung cân đối ngân sách và bổ sung có mục tiêu.
    [...]

    Như vậy, Quốc hội có thẩm quyền quyết định dự toán ngân sách nhà nước như sau:

    - Tổng số thu ngân sách nhà nước, bao gồm thu nội địa, thu dầu thô, thu từ hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu, thu viện trợ không hoàn lại

    - Tổng số chi ngân sách nhà nước, bao gồm chi ngân sách trung ương và chi ngân sách địa phương, chi tiết theo chi đầu tư phát triển, chi dự trữ quốc gia, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi, chi viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách. Trong chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên có mức chi cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề; khoa học và công nghệ

    - Bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương, chi tiết từng địa phương; nguồn bù đắp bội chi ngân sách nhà nước

    - Tổng mức vay của ngân sách nhà nước, bao gồm vay để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước và vay để trả nợ gốc của ngân sách nhà nước.

    Lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm dự trên các căn cứ nào?

    Căn cứ Điều 41 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm như sau:

    - Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bình đẳng giới.

    - Nhiệm vụ cụ thể của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở trung ương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương.

    - Quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu ngân sách nhà nước; định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước.

    - Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung cân đối ngân sách của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.

    - Văn bản pháp luật của các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau.

    - Kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước.

    - Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm trước.

    - Số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách thông báo cho các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.

    293
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ