Luật sư tự ý cung cấp dịch vụ pháp lý cho tổ chức khác với mức thù lao 300.000 đồng ngoài tổ chức đã ký hợp đồng lao động bị xử phạt thế nào?
Nội dung chính
Thực hiện dịch vụ pháp lý có mức thù lao 300.000 đồng thì có phải ký hết hợp đồng lao động?
Theo Điều 26 Luật Luật sư 2006 quy định về thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý như sau:
Thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý
1. Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý, trừ trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức.
2. Hợp đồng dịch vụ pháp lý phải được làm thành văn bản và có những nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ của khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng, đại diện của tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân;
b) Nội dung dịch vụ; thời hạn thực hiện hợp đồng;
c) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
d) Phương thức tính và mức thù lao cụ thể; các khoản chi phí (nếu có);
đ) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
e) Phương thức giải quyết tranh chấp.
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 17/2011/TT-BTP quy định về thực hiện dịch vụ pháp lý như sau:
Thực hiện dịch vụ pháp lý của luật sư
...
2. Đối với vụ, việc có mức thù lao từ 200.000 đồng (hai trăm ngàn đồng) trở lên, tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản. Hợp đồng dịch vụ pháp lý bao gồm các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật Luật sư. Khi thanh lý hợp đồng dịch vụ pháp lý, tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải lập hóa đơn giao cho khách hàng theo quy định tại Điều 15 của Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ và các quy định khác của pháp luật về tài chính, kế toán.
Như vậy, theo quy định, thực hiện dịch vụ pháp lý có mức thù lao 300.000 đồng thì phải ký hết hợp đồng lao động bằng văn bản.
Luật sư tự ý cung cấp dịch vụ pháp lý cho tổ chức khác với mức thù lao 300.000 đồng ngoài tổ chức đã ký hợp đồng lao động bị xử phạt thế nào? (Hình từ Internet)
Luật sư tự ý cung cấp dịch vụ pháp lý cho tổ chức khác ngoài tổ chức đã ký hợp đồng lao động thì có bị xử phạt vi phạm hành chính?
Theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động hành nghề luật sư
...
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp dịch vụ pháp lý cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ngoài cơ quan, tổ chức mà luật sư đã ký hợp đồng lao động, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên;
b) Thành lập hoặc tham gia thành lập từ hai tổ chức hành nghề luật sư trở lên;
c) Làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức khác bằng hình thức luật sư hành nghề với tư cách cá nhân ngoài tổ chức hành nghề luật sư mà luật sư đã thành lập, tham gia thành lập hoặc đã ký hợp đồng lao động;
d) Hành nghề luật sư không đúng hình thức hành nghề theo quy định;
đ) Hành nghề luật sư với tư cách cá nhân mà không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong trường hợp hợp đồng lao động có thỏa thuận;
e) Không thông báo cho khách hàng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm nghề nghiệp của mình trong việc thực hiện dịch vụ pháp lý;
g) Ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng không thông qua tổ chức hành nghề luật sư hoặc không có văn bản ủy quyền của tổ chức hành nghề luật sư;
h) Hành nghề khi chưa được cấp giấy đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân hoặc vẫn hành nghề khi đã bị thu hồi giấy đăng ký hành nghề luật sư.
Như vậy, luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ngoài cơ quan, tổ chức mà luật sư đã ký hợp đồng lao động, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 10.000.000 đồng.
Bên cạnh việc bị xử phạt vi phạm hành chính, luật sư còn bị xử phạt ra sao?
Theo quy định tại khoản 8, khoản 9 Điều 6 Nghị định 82/2020/NĐ-CP như sau:
Hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động hành nghề luật sư
...
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
...
a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và g khoản 3, điểm a khoản 5 Điều này;
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 3, các điểm b và c khoản 4, khoản 5, các điểm a, b, d và đ khoản 6, các điểm d và e khoản 7 Điều này.
Như vậy, theo quy định, luật sư có hành vi vi phạm tại điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị định 82/2020/NĐ-CP sẽ bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam từ 01 tháng đến 03 tháng. Ngoài ra, luật sư còn buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.